Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước theo quy định của pháp luật có những chức năng gì?
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước theo quy định của pháp luật có những chức năng gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quy chế Hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-KTNN năm 2014 quy định vị trí, chức năng của Hội đồng Thi đua Khen thưởng như sau:
Vị trí, chức năng của Hội đồng
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định thành lập, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước và được sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước.
2. Hội đồng có chức năng tham mưu, đề xuất giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước; xem xét, đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước trình cấp có thẩm quyền tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước có các chức năng sau đây:
(1) Tham mưu, đề xuất giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước;
(2) Xem xét, đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước trình cấp có thẩm quyền tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước theo quy định của pháp luật có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế Hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về tổ chức của Hội đồng Thi đua Khen thưởng như sau:
Tổ chức của Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng: Tổng Kiểm toán Nhà nước.
2. Các Phó chủ tịch Hội đồng: Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước trực tiếp theo dõi chỉ đạo Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước.
3. Các uỷ viên Hội đồng: Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, Chánh văn phòng Đảng - Đoàn thể, Bí thư Đoàn Thanh niên Kiểm toán Nhà nước, Trưởng Ban nữ công Công đoàn Kiểm toán Nhà nước.
4. Uỷ viên Thường trực - Thư ký Hội đồng: Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước là Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng là Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước thì có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế Hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-KTNN năm 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch và các Phó chủ tịch Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch và các Phó chủ tịch Hội đồng
...
2. Các phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
...
2.2. Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách trực tiếp Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Hội đồng về lĩnh vực được phân công, phụ trách và điều hành, chỉ đạo, giải quyết các công việc theo sự uỷ quyền và phân công của chủ tịch Hội đồng.
b) Tham gia đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị thường trực giúp việc Hội đồng; chuẩn bị nội dung, chương trình tài liệu họp Hội đồng.
c) Phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng; chủ trì các cuộc họp của Hội đồng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phong trào thi đua của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và các văn bản khác của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền.
d) Thay mặt Hội đồng trình Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước trình cấp có thẩm quyền tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định.
2.3. Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng về cách thức tổ chức, phát động, thực hiện các phong trào thi đua, khen thưởng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước.
b) Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước khi được xét đề nghị khen thưởng. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
Như vậy, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng là Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước thì có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng về cách thức tổ chức, phát động, thực hiện các phong trào thi đua, khen thưởng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước.
(2) Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước khi được xét đề nghị khen thưởng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?