Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương có chức năng như thế nào? Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương có chức năng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2033/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về chức năng của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Công thương như sau:
Chức năng của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Công thương
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Công thương (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Công thương về công tác thi đua, khen thưởng ngành Công Thương.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương có chức năng như là tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Công thương về công tác thi đua, khen thưởng ngành Công Thương.
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương (Hình từ Internet)
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2033/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
1. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phối hợp với các tổ chức Đảng, Công đoàn, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức các phong trào thi đua của ngành.
2. Định kỳ đánh giá tình hình phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong từng năm và trong từng giai đoạn; phát hiện, đề xuất, nhân rộng những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, xuất sắc trong ngành; đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng.
3. Theo dõi chỉ đạo công tác thi đua thuộc phạm vi ngành Công Thương. Đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị trong ngành.
4. Xét chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đặc biệt xuất sắc để đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
5. Yêu cầu Hội đồng thi đua của các đơn vị trong ngành làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị mình.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phối hợp với các tổ chức Đảng, Công đoàn, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức các phong trào thi đua của ngành.
- Định kỳ đánh giá tình hình phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong từng năm và trong từng giai đoạn; phát hiện, đề xuất, nhân rộng những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, xuất sắc trong ngành; đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng.
- Theo dõi chỉ đạo công tác thi đua thuộc phạm vi ngành Công Thương. Đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị trong ngành.
- Xét chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đặc biệt xuất sắc để đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
- Yêu cầu Hội đồng thi đua của các đơn vị trong ngành làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị mình.
Thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2033/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về các thành viên Hội đồng như sau:
Các thành viên Hội đồng
Các thành viên hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Theo dõi chỉ đạo các phong trào thi đua thuộc phạm vi mình phụ trách; đề xuất và tham gia ý kiến về các hình thức khen thưởng, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trong việc xét khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị trong ngành.
2. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về thi đua, khen thưởng và các chủ trương công tác của hội đồng thuộc phạm vi mình phụ trách.
3. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Chủ tịch hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Theo dõi chỉ đạo các phong trào thi đua thuộc phạm vi mình phụ trách; đề xuất và tham gia ý kiến về các hình thức khen thưởng, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trong việc xét khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị trong ngành.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về thi đua, khen thưởng và các chủ trương công tác của hội đồng thuộc phạm vi mình phụ trách.
- Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Chủ tịch hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?