Hội đồng thẩm định liên ngành do ai ra quyết định thành lập? Cơ cấu tổ chức của hội đồng ra sao?
Hội đồng thẩm định liên ngành do ai thành lập? Cơ cấu tổ chức của hội đồng ra sao?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành như sau:
Thành lập, tổ chức hoạt động của Hội đồng thẩm định liên ngành
1. Hội đồng thẩm định liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập cho từng dự án theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan có liên quan về dự thảo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Hội đồng thẩm định liên ngành bao gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ và cơ quan liên quan.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định liên ngành là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được giao thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
4. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ thẩm định.
Theo quy định trên thì Hội đồng thẩm định liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập cho từng dự án theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan có liên quan về dự thảo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng thẩm định liên ngành có cơ cấu tổ chức gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ và cơ quan liên quan.
Hội đồng thẩm định liên ngành do ai ra quyết định thành lập? Cơ cấu tổ chức của hội đồng ra sao? (Hình từ internet)
Hội đồng thẩm định liên ngành có những quyền hạn gì đối với các dự án PPP?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về quyền hạn của Hội đồng thẩm định liên ngành như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định liên ngành, Hội đồng thẩm định cấp cơ sở
1. Hội đồng thẩm định liên ngành và Hội đồng thẩm định cấp cơ sở có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 6 của Luật PPP.
2. Hội đồng thẩm định có quyền hạn sau:
a) Xem xét, quyết định các vấn đề về nội dung, kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp tài liệu phục vụ nhiệm vụ thẩm định.
...
Như vậy, Hội đồng thẩm định liên ngành có một số quyền hạn sau:
- Xem xét, quyết định các vấn đề về nội dung, kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp tài liệu phục vụ nhiệm vụ thẩm định.
Hội đồng thẩm định liên ngành hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định liên ngành như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định liên ngành, Hội đồng thẩm định cấp cơ sở
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định:
a) Làm việc theo chế độ tập thể theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng;
b) Phiên họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền);
c) Kết luận thông qua các nội dung thẩm định phải được tối thiểu 50% số thành viên Hội đồng biểu quyết thông qua (bao gồm cả số thành viên có mặt tại phiên họp và số thành viên biểu quyết bằng văn bản). Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là 50/50 trên số thành viên Hội đồng biểu quyết, nội dung thẩm định được thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng;
d) Kết luận cuối cùng thông qua báo cáo thẩm định phải được tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng biểu quyết (bao gồm cả số thành viên có mặt tại phiên họp và số thành viên biểu quyết bằng văn bản).
Theo đó, Hội đồng thẩm định liên ngành khi hoạt động cần tuân thủ một số nguyên tắc như làm việc theo chế độ tập thể theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng; khi tiến hành phiên họp hội đồng cần ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền) tham gia;...và một số nguyên tắc khác theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?