Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất bao nhiêu % thành viên? Nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá là gì?
Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất bao nhiêu % thành viên?
Theo Điều 60 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Hội đồng thẩm định giá
1. Hội đồng thẩm định giá phải có tối thiểu 03 thành viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập hội đồng thẩm định giá, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá. Trường hợp cần thiết có thể thuê người có chứng nhận chuyên môn quy định tại khoản 2 Điều này làm thành viên hội đồng thẩm định giá.
2. Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất 50% thành viên, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá có ít nhất một trong các chứng nhận chuyên môn sau đây:
a) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá, thẩm định giá;
b) Thẻ thẩm định viên về giá;
c) Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá;
d) Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.
Như vậy, Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất 50% thành viên, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá có ít nhất một trong các chứng nhận chuyên môn sau đây:
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá, thẩm định giá;
- Thẻ thẩm định viên về giá;
- Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá;
- Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.
Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất bao nhiêu % thành viên? Nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá là gì? (hình từ internet)
Nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá là gì?
Theo khoản 3 Điều 60 Luật Giá 2023 quy định về nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá được quy định như sau:
- Hội đồng thẩm định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Phiên họp thẩm định giá chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của hội đồng thẩm định giá trở lên tham dự và do Chủ tịch hội đồng thẩm định giá điều hành; trước khi tiến hành phiên họp thẩm định giá, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch hội đồng thẩm định giá nêu rõ lý do vắng mặt và có ý kiến độc lập của mình về các vấn đề liên quan đến giá của tài sản cần thẩm định giá. Trường hợp hội đồng thẩm định giá chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên;
- Hội đồng thẩm định giá lập biên bản phiên họp, báo cáo thẩm định giá và thông báo kết quả thẩm định giá theo ý kiến đa số đã được biểu quyết thông qua của thành viên Hội đồng thẩm định giá có mặt tại phiên họp. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì ý kiến của bên có biểu quyết của Chủ tịch hội đồng thẩm định giá là ý kiến quyết định của hội đồng về giá trị của tài sản thẩm định giá. Thành viên của hội đồng thẩm định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu không đồng ý với giá trị của tài sản do hội đồng quyết định; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào biên bản phiên họp hội đồng thẩm định giá;
- Hội đồng thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều này tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập hội đồng. Các trường hợp phát sinh sau khi hội đồng thẩm định giá giải thể sẽ do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng chủ trì xử lý;
- Hội đồng thẩm định giá được sử dụng con dấu của cơ quan quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá hoặc cơ quan nơi Chủ tịch hội đồng thẩm định giá công tác.
Hội đồng thẩm định giá có quyền gì?
Theo Điều 62 Luật Giá 2023 quy định về quyền của hội đồng thẩm định giá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thẩm định giá
1. Hội đồng thẩm định giá có quyền sau đây:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá;
b) Thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá;
c) Xem xét, quyết định sử dụng kết quả của đơn vị tư vấn, doanh nghiệp thẩm định giá;
d) Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không có đủ thông tin, tài liệu để thực hiện thẩm định giá;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan, chính xác trong quá trình thẩm định giá tài sản và chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá tuân thủ Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
b) Rà soát, đánh giá việc tuân thủ về thu thập, phân tích thông tin, lựa chọn phương pháp thẩm định giá, lập báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá trong trường hợp thuê thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá;
c) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hội đồng thẩm định giá có quyền sau đây:
- Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá;
- Thuê tổ chức có chức năng thực hiện giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, chất lượng của tài sản; thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá;
- Xem xét, quyết định sử dụng kết quả của đơn vị tư vấn, doanh nghiệp thẩm định giá;
- Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không có đủ thông tin, tài liệu để thực hiện thẩm định giá;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi diện tích thửa đất có phải đăng ký biến động đất đai? Thông tin về diện tích thửa đất được thể hiện thế nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì ôm tự do? Ngày quốc tế ôm tự do là ngày gì? 4 12 dương là bao nhiêu âm 2024?
- Các ngày lễ trong tháng 12 năm 2024? Tháng 12 có ngày lễ gì ở Việt Nam và thế giới năm 2024?
- Phát biểu hội nghị tổng kết chi Hội Cựu chiến binh hay nhất? Kinh phí của Hội Cựu chiến binh từ các nguồn nào?
- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định như thế nào? Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bù đắp bằng nguồn vay nào?