Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ gồm những ai? Hoạt động theo nguyên tắc gì?
Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ gồm những ai?
Thành phần Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 3 Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 517/QĐ-TTCP năm 2024, bao gồm:
(1) Hội đồng Sáng kiến Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thành lập, gồm:
- Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng - Chủ tịch Hội đồng;
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I) - Ủy viên;
- Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II) - Ủy viên;
- Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III) - Ủy viên;
- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp - Ủy viên;
- Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Ủy viên;
- Cục trưởng Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I) - Ủy viên;
- Cục trưởng Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II) - Ủy viên;
- Cục trưởng Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III) - Ủy viên;
- Cục trưởng Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV) - Ủy viên;
- Cục trưởng Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V) - Ủy viên;
- Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương - Ủy viên;
- Chánh Văn phòng - Ủy viên;
- Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể - Ủy viên;
- Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra - Ủy viên;
- Tổng biên tập Báo Thanh tra - Ủy viên;
- Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Chính phủ - Ủy viên;
- Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng - Ủy viên.
Đối với các vụ, cục, đơn vị chưa có Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị thì người được giao phụ trách vụ, cục, đơn vị là Thành viên Hội đồng.
(2) Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng.
(3) Hội đồng có Tổ giúp việc là công chức của Vụ Tổ chức cán bộ, do Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phân công để giúp việc cho Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
Hội đồng Sáng kiến Thanh tra Chính phủ (Hình từ Internet)
Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 2 Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 517/QĐ-TTCP năm 2024, cụ thể như sau:
- Hội đồng, Thường trực Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, tập trung, dân chủ, công khai, quyết định theo đa số.
- Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Thanh tra Chính phủ về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
- Các Thành viên Hội đồng, Tổ giúp việc Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể, đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy năng lực, tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ là gì?
Theo Điều 4 Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 517/QĐ-TTCP năm 2024, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ được quy định như sau:
- Hội đồng có chức năng tham mưu, tư vấn cho Tổng Thanh tra Chính phủ về việc công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của Sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu làm căn cứ xét danh hiệu thi đua và đề nghị các hình thức khen thưởng theo quy định.
- Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Xét, đánh giá, đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định công nhận Sáng kiến theo quy định tại Nghị định 13/2012/NĐ-CP và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN;
+ Xét, đánh giá, đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của Sáng kiến;
+ Xem xét, đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu;
+ Tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện các chính sách, các biện pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động công nhận Sáng kiến, áp dụng Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu vào thực tiễn;
+ Xem xét, kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ hủy bỏ quyết định công nhận Sáng kiến, quyết định công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đối với các trường hợp phát hiện có vi phạm quy định trong xét, công nhận;
+ Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải nộp tiền lệ phí trước bạ theo thông báo khi đang trong thời gian khiếu nại làm rõ vị trí đất không?
- Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài bậc 1 có các nội dung gì về kỹ năng nghe?
- Hành pháp là gì? Cơ quan nào được thực hiện quyền hành pháp? Cơ quan có thẩm quyền làm Hiến pháp?
- Sinh viên người dân tộc thiểu số xin nghỉ học thì có cần hoàn trả số tiền trợ cấp của trường hay không?
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của Kiểm toán Nhà nước phải được hoàn thành trước ngày mấy?