Hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại giám sát Tổng giám đốc đối với kiểm soát nội bộ trong những việc như thế nào?
- Hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại giám sát Tổng giám đốc đối với kiểm soát nội bộ trong những việc như thế nào?
- Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại giám sát Tổng giám đốc đối với quản lý rủi ro trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Ủy ban quản lý rủi ro trong việc nào?
- Cơ cấu tổ chức giám sát của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại phải đảm bảo những gì?
Hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại giám sát Tổng giám đốc đối với kiểm soát nội bộ trong những việc như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì Hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại giám sát Tổng giám đốc trong những việc sau:
- Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát, vận hành và duy trì hệ thống thông tin quản lý và cơ chế trao đổi thông tin;
- Duy trì văn hóa kiểm soát quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư này và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này trong ngân hàng thương mại;
- Xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về kiểm soát nội bộ theo yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
- Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định nội bộ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;
- Các nội dung khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quy định.
Hội đồng quản trị (Hình từ Internet)
Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại giám sát Tổng giám đốc đối với quản lý rủi ro trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Ủy ban quản lý rủi ro trong việc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro
1. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc) trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Ủy ban quản lý rủi ro trong việc:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách quản lý rủi ro;
b) Xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về quản lý rủi ro theo các yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
c) Các nội dung khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quy định.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng thương mại giám sát các cá nhân, bộ phận trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Hội đồng rủi ro trong việc:
a) Lập quy trình xây dựng và thực hiện chính sách quản lý rủi ro;
b) Thực hiện chính sách quản lý rủi ro và đánh giá chính sách quản lý rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư này để đề xuất Hội đồng quản trị Hội đồng thành viên điều chỉnh;
c) Xây dựng và thực hiện hạn mức rủi ro, đề xuất phân bổ hạn mức rủi ro theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động nghiệp vụ; thực hiện các biện pháp xử lý khi không đáp ứng được các hạn mức rủi ro;
d) Tổ chức thực hiện chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về quản lý rủi ro theo yêu cầu kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
đ) Tự kiểm tra, đánh giá về quản lý rủi ro và đề xuất Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên các biện pháp xử lý, khắc phục;
e) Các nội dung khác do ngân hàng thương mại quy định.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng thương mại giám sát cá nhân, bộ phận trong việc quản lý tài sản/nợ phải trả trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Hội đồng ALCO, bao gồm:
a) Quản lý bảng cân đối tài sản hiệu quả, phù hợp với chính sách quản lý rủi ro;
b) Rà soát, đề xuất kế hoạch huy động vốn, kế hoạch sử dụng vốn, nguyên tắc xây dựng giá điều chuyển vốn nội bộ;
c) Xây dựng khung lãi suất, khung giá cho các sản phẩm khác để quản lý tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính;
d) Kiểm soát hoạt động kinh doanh đảm bảo tuân thủ hạn mức rủi ro thanh khoản, hạn mức rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, tổng tài sản tính theo rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng;
đ) Các nội dung khác do ngân hàng thương mại quy định
....
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại giám sát Tổng giám đốc đối với quản lý rủi ro trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Ủy ban quản lý rủi ro trong việc sau:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách quản lý rủi ro;
- Xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về quản lý rủi ro theo các yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác;
- Các nội dung khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quy định.
Cơ cấu tổ chức giám sát của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại phải đảm bảo những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì cơ cấu tổ chức giám sát của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại phải đảm bảo như sau:
- Có Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và phải đảm bảo mỗi ủy ban có ít nhất trên một phần hai (1/2) số thành viên có quyền biểu quyết là thành viên không phải người điều hành;
- Có các ủy ban khác (nếu cần thiết) để giúp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thực hiện giám sát của quản lý cấp cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?