Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về quân sự chuyên môn như thế nào? Để thực hiện dân chủ về quân sự chuyên môn có những biện pháp chung nào?
Hội đồng quân nhân thực hiện dân chủ về quân sự chuyên môn như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về thực hiện dân chủ về quân sự - chuyên môn như sau:
Thực hiện dân chủ về quân sự - chuyên môn
Quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng được:
1. Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ chính trị; chỉ lệnh, kế hoạch huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, giáo dục chính trị; các quy định, quy tắc, điều lệnh, điều lệ chuyên môn.
2. Tham gia giám sát, góp ý về thực hiện nhiệm vụ của người chủ trì, chỉ huy cơ quan, đơn vị và quân nhân (trừ các nội dung thuộc về bí mật Nhà nước).
Theo đó, quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng được:
- Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ chính trị;
- Chỉ lệnh, kế hoạch huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, giáo dục chính trị;
- Các quy định, quy tắc, điều lệnh, điều lệ chuyên môn.
- Tham gia giám sát, góp ý về thực hiện nhiệm vụ của người chủ trì, chỉ huy cơ quan, đơn vị và quân nhân (trừ các nội dung thuộc về bí mật Nhà nước).
Hội đồng quân nhân (hình từ Internet)
Để thực hiện dân chủ về quân sự chuyên môn của Hội đồng quân nhân có những biện pháp chung nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về biện pháp chung để thực hiện các nội dung dân chủ.
Theo đó, để thực hiện dân chủ về quân sự chuyên môn của Hội đồng quân nhân có những biện pháp chung sau:
- Hội đồng quân nhân phối hợp với các tổ chức quần chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các cuộc vận động do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát động; nhiệm vụ chính trị, điều lệnh, điều lệ của Quân đội; nghị quyết của cấp ủy và kế hoạch, chỉ thị, mệnh lệnh, chế độ, quy định của người chỉ huy; phát huy dân chủ, thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.
- Cấp ủy, chi bộ lãnh đạo thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở; cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng về công khai, đối thoại, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, chỉ đạo Hội đồng quân nhân tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị.
- Bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng quân nhân triệu tập hội nghị tập thể quân nhân dân chủ thảo luận góp ý, bàn biện pháp tổ chức thực hiện về quân sự chuyên môn.
- Cơ quan chính trị hướng dẫn Hội đồng quân nhân phối hợp với các tổ chức quần chúng thực hiện hoạt động tuyên truyền, vận động, góp ý, giám sát, phản biện những vấn đề trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt đối thoại, hòm thư góp ý và công khai số điện thoại của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị để tiếp nhận thông tin phản ánh của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng.
Việc tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của quân nhân khi thực hiện dân chủ về quân sự chuyên môn như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng như sau:
Tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng
1. Quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng tham gia góp ý, kiến nghị, phản ánh tại hội nghị tập thể quân nhân hoặc bằng văn bản, thư tín, điện thoại gửi đến Hội đồng quân nhân và chỉ huy đơn vị.
2. Các cơ quan, đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương trở lên lập hòm thư góp ý, đặt ở nơi thuận tiện và công khai (hoặc hòm thư điện tử) để mọi người phản ánh với cấp ủy, cán bộ chủ trì ở cơ quan, đơn vị và cấp trên những biểu hiện vi phạm dân chủ, những vấn đề cần góp ý, kiến nghị, phản ánh. Hòm thư góp ý do Hội đồng quân nhân quản lý.
3. Hằng tuần Hội đồng quân nhân phối hợp với ban chấp hành các tổ chức quần chúng cùng cấp tổng hợp ý kiến, kiến nghị, phản ánh về thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị, quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp, chính đáng của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng để báo cáo với bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc (15 ngày làm việc đối với những việc có nội dung phức tạp), bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trả lời hoặc thông báo bằng văn bản (với những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp trên) kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của tập thể quân nhân.
Như vậy, việc tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của quân nhân khi thực hiện dân chủ về quân sự chuyên môn của Hội đồng quân nhân thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?