Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động được thông qua khi nào?
- Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động với cơ quan quản lý cấp trên thế nào?
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH như sau:
Số lượng, cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
1. Thành phần Hội đồng quản lý
a) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có);
b) Đại diện Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
2. Số lượng, cơ cấu Hội đồng quản lý
Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên; tổng số thành viên phải là số lẻ, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên khác.
3. Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
Theo đó, Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động có tối thiểu 05 thành viên và có tối đa 11 thành viên.
Trong đó, tổng số thành viên phải là số lẻ, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản lý;
- Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có);
- Thư ký Hội đồng quản lý;
- Các thành viên khác.
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động có tối thiểu bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Nghị quyết của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động được thông qua khi nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 10 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
...
3. Hội đồng quản lý tổ chức cuộc họp theo yêu cầu công việc và được xác định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý có thể mời đại diện một số cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự cuộc họp Hội đồng quản lý để tham khảo ý kiến. Đại diện được mời dự họp Hội đồng quản lý không có quyền biểu quyết.
4. Nghị quyết của Hội đồng quản lý
a) Nghị quyết của Hội đồng quản lý được ghi thành văn bản, có ý kiến, chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng quản lý tham dự họp hoặc ý kiến bằng văn bản của tất cả các thành viên Hội đồng quản lý trong trường hợp không tổ chức cuộc họp.
b) Nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có ít nhất ¾ tổng số thành viên Hội đồng quản lý tham dự họp nhất trí thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín.
c) Nghị quyết của Hội đồng quản lý phải được gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng quản lý.
5. Kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý, chế độ phụ cấp và chế độ khác (nếu có) cho các thành viên Hội đồng quản lý được tính trong chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Nghị quyết của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động được thông qua khi có ít nhất 3/4 tổng số thành viên Hội đồng quản lý tham dự họp nhất trí thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động với cơ quan quản lý cấp trên thế nào?
Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động với cơ quan quản lý cấp trên được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
- Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Hội đồng quản lý có trách nhiệm báo cáo các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đối với cơ quan quản lý cấp trên;
- Cơ quan quản lý cấp trên thông qua hoặc có ý kiến đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của Hội đồng quản lý.
Lưu ý: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP như sau:
- Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị;
- Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc;
- Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức);
- Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?