Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng gì? Ai có thầm quyền đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng?
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng gì? Ai có thầm quyền đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng?
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 10 Nghị định 89/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
1. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là Hội đồng quản lý) giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.
3. Hội đồng quản lý có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm.
4. Hội đồng quản lý có Văn phòng giúp việc. Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng giúp việc do Hội đồng quản lý quy định.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Cũng theo quy định này, Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng gì? Ai có thầm quyền đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng? (hình từ internet)
Vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội trong các cuộc họp của Hội đồng được quy định ra sao?
Vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội trong các cuộc họp của Hội đồng được quy định tại Điều 11 Nghị định 89/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này. Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng quản lý gửi văn bản lấy ý kiến từng thành viên Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đề nghị.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý được Chủ tịch Hội đồng quản lý ủy quyền có trách nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản lý. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản lý trước ngày họp ít nhất là 5 ngày làm việc. Các thành viên Hội đồng quản lý có trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị để đóng góp ý kiến vào quá trình thảo luận và ra Nghị quyết của Hội đồng quản lý.
3. Cuộc họp của Hội đồng quản lý được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng quản lý tham dự. Nghị quyết của Hội đồng quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý biểu quyết tán thành. Đối với các thành viên vắng mặt được gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản. Trường hợp số thành viên biểu quyết đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý. Những vấn đề chưa thống nhất ý kiến giữa các thành viên Hội đồng quản lý thì Chủ tịch Hội đồng quản lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thành viên Hội đồng quản lý có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
...
Theo đó, vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội trong các cuộc họp của Hội đồng được quy định như sau:
Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng quản lý gửi văn bản lấy ý kiến từng thành viên Hội đồng quản lý.
Khi có những vấn đề cấp bách, Chủ tịch Hội đồng quản lý được quyền triệu tập cuộc họp.
Ra quyết định trong trường hợp số thành viên biểu quyết đồng ý và không đồng ý bằng nhau.
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn được nêu tại Điều 10 Nghị định 89/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
...
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý:
a) Chỉ đạo xây dựng và thông qua chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kế hoạch dài hạn, năm năm, hằng năm về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giám sát, kiểm tra Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt;
b) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu, chi, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để bảo đảm an toàn quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
c) Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
d) Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền;
đ) Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc;
e) Thành viên của Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, ngành chịu trách nhiệm báo cáo về những nội dung liên quan với Bộ trưởng bộ, ngành đó;
g) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; chiến lược phát triển của ngành; kiện toàn hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
h) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?