Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc theo chế độ nào? Hội đồng này tổ chức họp đình kỳ mấy tháng một lần?
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương ban hành kèm theo Quyết định 03/QĐ-HĐPH năm 2022, có quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo toàn diện của Chủ tịch Hội đồng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của thành viên Hội đồng và yêu cầu phối hợp chặt chẽ trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định và Quy chế này.
2. Việc phân công trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, đúng quy định của pháp luật và Quy chế này, phù hợp phạm vi quản lý của thành viên Hội đồng.
3. Hội đồng hoạt động thông qua các Phiên họp, đoàn kiểm tra, thông tin, báo cáo hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
4. Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
5. Các thành viên Hội đồng có thể huy động đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức mình quản lý hoặc nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo toàn diện của Chủ tịch Hội đồng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của thành viên Hội đồng và yêu cầu phối hợp chặt chẽ trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định và Quy chế này.
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương
(Hình từ Internet)
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương tổ chức họp đình kỳ mấy tháng một lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương ban hành kèm theo Quyết định 03/QĐ-HĐPH năm 2022, có quy định về chế độ họp như sau:
Chế độ họp
1. Hội đồng tổ chức họp định kỳ 6 tháng, một năm và họp đột xuất theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng khi được ủy quyền. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng hoặc các Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập một số thành viên Hội đồng họp để giải quyết công việc của Hội đồng.
2. Cơ quan Thường trực Hội đồng đề xuất Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quyết định nội dung, thành phần tham gia, thời gian tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
3. Thành viên Hội đồng phối hợp chuẩn bị nội dung họp khi có đề nghị của Cơ quan Thường trực Hội đồng và tham dự đầy đủ các Phiên họp của Hội đồng. Trường hợp vắng mặt, thành viên Hội đồng phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền) bằng văn bản; đồng thời gửi ý kiến tham gia bằng văn bản về các nội dung cần có ý kiến của thành viên Hội đồng cho Cơ quan Thường trực Hội đồng tổng hợp trước khi tổ chức Phiên họp của Hội đồng.
4. Kết luận phiên họp được thông báo tới các thành viên Hội đồng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương tổ chức họp đình kỳ 06 tháng, một năm và họp đột xuất theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng khi được ủy quyền.
Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương ban hành kèm theo Quyết định 03/QĐ-HĐPH năm 2022, có quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng như sau:
Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng, các thành viên của Hội đồng.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Hội đồng và thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg).
3. Thành lập hoặc chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra của Hội đồng theo kế hoạch hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện, xử lý, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Yêu cầu các thành viên Hội đồng; các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Hội đồng cấp tỉnh); các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện báo cáo, thông tin về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật khi cần thiết.
5. Trực tiếp hoặc phân công Phó Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng.
6. Căn cứ đề nghị của Cơ quan Thường trực Hội đồng và ý kiến các cơ quan có thẩm quyền, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích; phê bình, yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Như vậy, thì Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương thực hiện trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?