Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương về trợ giúp pháp lý gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương được quy định như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương?
Theo khoản 2 Điều 19 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương như sau:
Thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với lãnh đạo liên ngành ở địa phương.
Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương, có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương. Hội đồng sử dụng con dấu của Sở Tư pháp.
...
Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với lãnh đạo liên ngành ở địa phương.
Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương (Hình từ Internet)
Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương về trợ giúp pháp lý gồm những thành phần nào?
Theo khoản 3 Điều 19 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương
...
3. Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có không quá 08 người, gồm các thành phần sau đây:
a) Giám đốc Sở Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Phó Giám đốc Sở Tư pháp phụ trách công tác trợ giúp pháp lý (nếu có) làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Đại diện lãnh đạo các cơ quan: Công an, Tài chính, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu nơi đặt trụ sở, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với địa phương không có Bộ Tư lệnh Quân khu) hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh (nếu thấy cần thiết) làm Ủy viên Hội đồng;
d) Giám đốc Trung tâm làm Ủy viên Hội đồng.
....
Như vậy, Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có không quá 08 người, gồm các thành phần sau:
- Giám đốc Sở Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng;
- Phó Giám đốc Sở Tư pháp phụ trách công tác trợ giúp pháp lý (nếu có) làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện lãnh đạo các cơ quan: Công an, Tài chính, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu nơi đặt trụ sở, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với địa phương không có Bộ Tư lệnh Quân khu) hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh (nếu thấy cần thiết) làm Ủy viên Hội đồng;
- Giám đốc Trung tâm làm Ủy viên Hội đồng.
Nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương được quy định như thế nào?
Theo Điều 20 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương
1. Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có trách nhiệm giúp lãnh đạo các ngành ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương;
b) Nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;
c) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền;
d) Sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư liên tịch này;
đ) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng theo quy định của pháp luật;
e) Đề xuất lãnh đạo các ngành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác để giải quyết các vấn đề và tăng cường hiệu quả phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
2. Thành viên của các cơ quan: Công an, Quốc phòng, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu nơi đặt trụ sở, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với địa phương không có Bộ Tư lệnh Quân khu) hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh (nếu thấy cần thiết) thuộc Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có trách nhiệm giúp lãnh đạo ngành mình ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 1 và khoản 5 Điều này;
b) Phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Chỉ đạo các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc ngành mình thực hiện trách nhiệm quy định tại Thông tư liên tịch này, ban hành văn bản của ngành và thực hiện các yêu cầu của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;
...
Như vậy, nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?