Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc gì?
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc gì?
- Đơn vị thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ do ai trực tiếp chỉ đạo?
- Đơn vị thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-HĐPHCTPBGDPL năm 2009 quy định chế độ làm việc của Hội đồng như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, gắn với trách nhiệm cá nhân. Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Hội đồng họp định kỳ 06 tháng một lần. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập họp bất thường.
3. Các ý kiến kết luận tại các phiên họp do Chủ tịch, Phó Chủ tịch chủ trì được đơn vị thường trực Hội đồng ghi thành biên bản, gửi đến các thành viên Hội đồng và các đơn vị có liên quan của Bộ để tổ chức thực hiện.
4. Định kỳ 06 tháng một lần Hội đồng báo cáo Bộ trưởng kết quả công tác và những kiến nghị (nếu có) về những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng.
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, gắn với trách nhiệm cá nhân.
Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ do ai trực tiếp chỉ đạo?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-HĐPHCTPBGDPL năm 2009 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được phân công;
2. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng giải quyết công việc thường xuyên của Hội đồng và ký các văn bản về hoạt động của Hội đồng theo phân công và ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng;
3. Trực tiếp chỉ đạo đơn vị thường trực của Hội đồng (Vụ Pháp chế);
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Như vậy, theo quy định thì Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn trực tiếp chỉ đạo đơn vị thường trực của Hội đồng.
Đơn vị thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-HĐPHCTPBGDPL năm 2009 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị thường trực Hội đồng (Vụ Pháp chế)
1. Chủ trì việc chuẩn bị các dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng; dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng; dự kiến kế hoạch huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
2. Phối hợp với các đơn vị thành viên của Hội đồng tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết và thành lập đoàn kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và Sở Nội vụ theo kế hoạch;
3. Theo dõi, tổng hợp tình hình phối hợp triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Nội vụ để Hội đồng thông qua, báo cáo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ;
4. Chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp và các hoạt động khác của Hội đồng; theo dõi việc thực hiện các kết luận của Hội đồng và định kỳ báo cáo Hội đồng;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng phân công.
Như vậy, theo quy định thì đơn vị thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Chủ trì việc chuẩn bị các dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng;
Dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng;
Dự kiến kế hoạch huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
(2) Phối hợp với các đơn vị thành viên của Hội đồng tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết và thành lập đoàn kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và Sở Nội vụ theo kế hoạch;
(3) Theo dõi, tổng hợp tình hình phối hợp triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Nội vụ để Hội đồng thông qua, báo cáo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ;
(4) Chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp và các hoạt động khác của Hội đồng;
Theo dõi việc thực hiện các kết luận của Hội đồng và định kỳ báo cáo Hội đồng;
(5) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?