Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ do ai thành lập?
- Hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ gồm những gì?
- Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ do ai thành lập?
- Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ bằng hình thức nào?
Hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 24/2023/TT-BCT (Có hiệu lực từ ngày 05/01/2024) như sau:
- 01 văn bản đề nghị nghiệm thu nhiệm vụ của cơ quan chủ trì thực hiện;
- 01 báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ;
- Kết quả làm việc của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (gồm Quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở, 01 bộ phiếu đánh giá, ý kiến nhận xét của các thành viên Hội đồng và biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (Bản phô tô hoặc bản chụp);
- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ, thuyết minh đề cương được phê duyệt (Bản phô tô hoặc bản chụp);
- Các sản phẩm khác theo yêu cầu của Hợp đồng, đề cương và dự toán đã được phê duyệt.
Trước đây, căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 23/2018/TT-BCT (Hết hiệu lực từ ngày 05/01/2024), có quy định về tổ chức nghiệm thu cấp Bộ như sau:
Tổ chức nghiệm thu cấp Bộ
1. Việc đánh giá kết quả thực hiện ở cấp Bộ được thực hiện sau khi cơ quan quản lý nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp Bộ bao gồm:
a) 01 văn bản đề nghị đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì;
b) 01 báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
c) 01 bộ phiếu đánh giá, ý kiến nhận xét của các thành viên Hội đồng và biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (Bản phô tô hoặc bản chụp);
d) Quyết định giao nhiệm vụ, thuyết minh đề cương được phê duyệt (Bản phô tô hoặc bản chụp).
…
Như vây, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ gồm:
- 01 văn bản đề nghị đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì;
- 01 báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
- 01 bộ phiếu đánh giá, ý kiến nhận xét của các thành viên Hội đồng và biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (Bản phô tô hoặc bản chụp);
- Quyết định giao nhiệm vụ, thuyết minh đề cương được phê duyệt (Bản phô tô hoặc bản chụp).
Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ do ai thành lập? (Hình từ Internet)
Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ do ai thành lập?
Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ do ai thành lập, thì theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 24/2023/TT-BCT (Có hiệu lực từ ngày 05/01/2024) như sau:
Nghiệm thu nhiệm vụ cấp Bộ
...
4. Hoạt động của Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ
a) Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập gồm đại diện các cơ quan có liên quan và các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của nhiệm vụ.
Như vậy, Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập gồm đại diện các cơ quan có liên quan và các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của nhiệm vụ.
Trước đây, căn cứ tại Điều 8 Thông tư 23/2018/TT-BCT (Hết hiệu lực từ ngày 05/01/2024), có quy định về nghiệm thu kết quả như sau:
Nghiệm thu kết quả
Hàng năm, nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải được đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện tại Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ theo nội dung, dự toán đã được phê duyệt. Cơ quan chủ trì thực hiện nghiệm thu cấp cơ sở và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả nghiệm thu.
Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ do Bộ Công Thương quyết định thành lập gồm đại diện các cơ quan có liên quan và các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Như vây, theo quy định trên thì Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ do Bộ Công Thương quyết định thành lập.
Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ bằng hình thức nào?
Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ bằng hình thức được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 9 Thông tư 24/2023/TT-BCT (Có hiệu lực từ ngày 05/01/2024) như sau: bỏ phiếu theo một trong ba mức: “Thông qua”, “Thông qua có chỉnh sửa hoàn thiện sản phẩm” hoặc “Không thông qua”.
Nhiệm vụ được đánh giá kết quả thực hiện ở mức “Không thông qua” trong trường hợp có ít hơn 2/3 số thành viên Hội đồng tham gia phiên họp bỏ phiếu đánh giá “Thông qua” hoặc “Thông qua có chỉnh sửa hoàn thiện sản phẩm”.
Trước đây, căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 23/2018/TT-BCT (Hết hiệu lực từ ngày 05/01/2024), có quy định về tổ chức nghiệm thu cấp Bộ như sau:
Tổ chức nghiệm thu cấp Bộ
…
3. Hoạt động của Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ
a) Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ xem xét, đánh giá chất lượng các sản phẩm, mức độ hoàn thành mục tiêu so với thuyết minh đề cương được phê duyệt và những nội dung cần tiếp tục xem xét hoàn thiện.
b) Số lượng thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ có ít nhất 07 thành viên, Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ chỉ tiến hành họp khi có mặt từ 2/3 số thành viên trở lên trong đó có ít nhất 01 ủy viên phản biện. Chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp. Trường hợp chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì phó chủ tịch Hội đồng điều khiển phiên họp. Các thành viên Hội đồng tham gia phiên họp có trách nhiệm viết phiếu đánh giá theo mẫu B5a-PĐGNT-BCT;
c) Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường bằng hình thức bỏ phiếu, theo một trong hai mức: “Đạt” hoặc “Không đạt”, Dự án được đánh giá kết quả thực hiện ở mức “Không đạt” trong trường hợp có ít hơn 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu đánh giá “Đạt”. Biên bản kiểm phiếu được lập theo mẫu B5b-BBKPNT-BCT.
d) Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ được lập theo mẫu B5c-BBHĐNT-BCT làm căn cứ nghiệm thu, thanh lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các đơn vị chủ trì thực hiện.
Như vây, theo quy định trên thì hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công thương sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cấp Bộ bằng hình thức bỏ phiếu, theo một trong hai mức: “Đạt” hoặc “Không đạt”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?