Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá kết quả dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc theo bao nhiêu mức?
- Tổ chức chủ trì dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc muốn đánh giá dự án thì trong hồ sơ đánh giá dự án gồm những gì?
- Hồ sơ đánh giá của tổ chức chủ trì dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc nộp ở đâu?
- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá kết quả dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc theo bao nhiêu mức?
Tổ chức chủ trì dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc muốn đánh giá dự án thì trong hồ sơ đánh giá dự án gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 17 Quy chế quản lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường, dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 225/QĐ-UBDT năm 2021, có quy định về hồ sơ đánh giá, nghiệm thu dự án bảo vệ môi trường/điều tra cơ bản cấp Bộ như sau:
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu dự án bảo vệ môi trường/điều tra cơ bản cấp Bộ
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu dự án BVMT/ĐTCB cấp Bộ gồm:
1. Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu dự án BVMT/ĐTCB của tổ chức chủ trì theo mẫu (M5-ĐNNT).
2. Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án BVMT/ĐTCB theo mẫu (M6-BCTH).
3. Báo cáo phân tích số liệu điều tra, báo cáo chắt lọc những kết quả đạt được của dự án và kiến nghị, đề xuất; các sản phẩm khác theo quy định trong Đề cương dự án đã phê duyệt.
4. Bản sao hợp đồng và đề cương dự án.
5. Biên bản nghiệm thu, bàn giao mô hình/công trình/quy trình kỹ thuật giữa tổ chức chủ trì dự án với chính quyền cơ sở và người dân tiếp nhận, quản lý, sử dụng kết quả dự án. Kết quả đào tạo và các văn bản xác nhận tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản (nếu có).
6. Các tài liệu tuyên truyền, tập huấn, quy trình kỹ thuật, hình ảnh, thông tin tư liệu liên quan khác (nếu có).
7. Quyết định thành lập Hội đồng và Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở theo mẫu (M5-BBHĐ.NTCS); báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của dự án.
8. Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện dự án theo mẫu (M5-BC.TĐG).
9. Các cam kết của địa phương (nếu có)
10. Các tài liệu khác (nếu có).
Như vậy, thì tổ chức chủ trì dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc muốn đánh giá dự án thì trong hồ sơ đánh giá dự án gồm:
- Công văn đề nghị đánh giá dự án điều tra cơ bản của tổ chức chủ trì;
- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án điều tra cơ bản;
- Báo cáo phân tích số liệu điều tra, báo cáo chắt lọc những kết quả đạt được của dự án và kiến nghị, đề xuất; các sản phẩm khác theo quy định trong Đề cương dự án đã phê duyệt.
- Bản sao hợp đồng và đề cương dự án.
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao mô hình/công trình/quy trình kỹ thuật giữa tổ chức chủ trì dự án với chính quyền cơ sở và người dân tiếp nhận, quản lý, sử dụng kết quả dự án. Kết quả đào tạo và các văn bản xác nhận tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản (nếu có).
- Các tài liệu tuyên truyền, tập huấn, quy trình kỹ thuật, hình ảnh, thông tin tư liệu liên quan khác (nếu có).
- Các tài liệu tuyên truyền, tập huấn, quy trình kỹ thuật, hình ảnh, thông tin tư liệu liên quan khác (nếu có).
- Quyết định thành lập Hội đồng và Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở; báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của dự án.
- Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện dự án;
- Các cam kết của địa phương (nếu có)
- Các tài liệu khác (nếu có).
Dự án điều tra cơ bản (Hình từ Internet)
Hồ sơ đánh giá của tổ chức chủ trì dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc nộp ở đâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Quy chế quản lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường, dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 225/QĐ-UBDT năm 2021, có quy định về nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu dự án bảo vệ môi trường/điều tra cơ bản cấp Bộ như sau:
Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu dự án bảo vệ môi trường/điều tra cơ bản cấp Bộ
1. Thời hạn nộp hồ sơ: Tổ chức chủ trì phải nộp hồ sơ dự án trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thực hiện dự án theo quyết định phê duyệt hoặc thời điểm được gia hạn thực hiện (nếu có).
2. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Đơn vị quản lý nhiệm vụ gồm: 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ Tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001 , cỡ chữ 13 hoặc 14 và 01 bản điện tử lưu trữ đầy đủ sản phẩm và các báo cáo chuyên đề, tài liệu liên quan khác của hồ sơ ghi trên USB (định dạng PDF, không đặt mật khẩu).
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Đơn vị quản lý nhiệm vụ thông báo cho tổ chức chủ trì về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì tổ chức chủ trì phải bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Đơn vị quản lý nhiệm vụ
Như vậy, theo quy định trên thì Hồ sơ đánh giá của tổ chức chủ trì dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc nộp trực tiếp tại Đơn vị quản lý nhiệm vụ.
Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá kết quả dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc theo bao nhiêu mức?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 16 Quy chế quản lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường, dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 225/QĐ-UBDT năm 2021, có quy định về tự đánh giá kết quả thực hiện dự án bảo vệ môi trường/điều tra cơ bản (nghiệm thu cấp cơ sở).
Tự đánh giá kết quả thực hiện dự án bảo vệ môi trường/điều tra cơ bản (nghiệm thu cấp cơ sở)
1. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án có trách nhiệm thành lập Hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện dự án (Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở) trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ cho Đơn vị quản lý nhiệm vụ. Đối với tổ chức chủ trì dự án BVMT/ĐTCB là Vụ, đơn vị quản lý nhà nước thuộc Ủy ban Dân tộc thì Thủ trưởng đơn vị quản lý nhiệm vụ ký Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.
…
b) Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá kết quả dự án theo 3 mức: Đạt, đề nghị cho nghiệm thu cấp Bộ”; “Đạt, nhưng phải chỉnh sửa bổ sung theo góp ý của Hội đồng trước khi nghiệm thu cấp Bộ”; “Không đạt, phải làm lại”.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá kết quả dự án điều tra cơ bản của Ủy ban Dân tộc theo 3 mức: Đạt, đề nghị cho nghiệm thu cấp Bộ”; “Đạt, nhưng phải chỉnh sửa bổ sung theo góp ý của Hội đồng trước khi nghiệm thu cấp Bộ”; “Không đạt, phải làm lại”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?