Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn có tối thiểu bao nhiêu thành viên? Nhiệm vụ của Hội đồng nghệ thuật là gì?
Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn ban hành kèm theo Thông tư 15/2013/TT-BVHTTDL quy định về thẩm quyền thành lập, số lượng thành viên, nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng nghệ thuật như sau:
Thẩm quyền thành lập, số lượng thành viên, nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng nghệ thuật
1. Hội đồng nghệ thuật do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định thành lập, bao gồm:
a) Hội đồng nghệ thuật cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập, có số lượng từ 09 thành viên trở lên;
b) Hội đồng nghệ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, có số lượng từ 09 thành viên trở lên;
c) Hội đồng nghệ thuật của Cục Nghệ thuật biểu diễn do Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn quyết định thành lập, có số lượng từ 07 thành viên trở lên;
d) Hội đồng nghệ thuật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Giám đốc Sở quyết định thành lập, có số lượng từ 07 thành viên trở lên;
đ) Hội đồng nghệ thuật của Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và địa phương do Ban Chấp hành Hội bầu ra và Chủ tịch Hội quyết định thành lập, có số lượng từ 07 thành viên trở lên;
e) Hội đồng nghệ thuật của đơn vị nghệ thuật Trung ương, địa phương và các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang do người đứng đầu đơn vị quyết định thành lập, có số lượng từ 05 thành viên trở lên.
2. Tổ Thư ký do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định thành lập, có số lượng từ 02 thành viên trở lên.
3. Hội đồng nghệ thuật hoạt động theo nhiệm kỳ là 03 năm.
Theo quy định trên, Hội đồng nghệ thuật cấp Nhà nước; Hội đồng nghệ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số lượng từ 09 thành viên trở lên.
Hội đồng nghệ thuật của Cục Nghệ thuật biểu diễn; Hội đồng nghệ thuật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội đồng nghệ thuật của Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và địa phương có số lượng từ 07 thành viên trở lên.
Hội đồng nghệ thuật của đơn vị nghệ thuật Trung ương, địa phương và các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang có số lượng từ 05 thành viên trở lên.
Hội đồng nghệ thuật (Hình từ Internet)
Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn có những chức năng nào?
Theo quy định tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn ban hành kèm theo Thông tư 15/2013/TT-BVHTTDL về chức năng của Hội đồng nghệ thuật như sau:
Chức năng của Hội đồng nghệ thuật
1. Hội đồng nghệ thuật thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn về tư tưởng, nội dung, hình thức và chất lượng nghệ thuật cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị về việc dàn dựng, công bố và phổ biến các tác phẩm, chương trình nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; kiến nghị các giải pháp về quản lý, định hướng sáng tác, nâng cao chất lượng nghệ thuật, nội dung tư tưởng, hình thức thể hiện các tác phẩm, chương trình nghệ thuật thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
2. Chức năng cụ thể của từng Hội đồng nghệ thuật:
a) Hội đồng nghệ thuật cấp Nhà nước tham mưu, tư vấn về tư tưởng, nội dung, hình thức, chất lượng nghệ thuật các chương trình, kịch bản, tác phẩm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn quy mô cấp quốc gia.
b) Hội đồng nghệ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu, tư vấn về tư tưởng, nội dung, hình thức, chất lượng nghệ thuật các chương trình, kịch bản, tác phẩm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn quy mô cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c) Hội đồng nghệ thuật của Cục Nghệ thuật biểu diễn tham mưu, tư vấn về tư tưởng, nội dung, hình thức, chất lượng nghệ thuật các chương trình, kịch bản, tác phẩm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền hoặc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền.
d) Hội đồng nghệ thuật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu, tư vấn về tư tưởng, nội dung, hình thức, chất lượng nghệ thuật các chương trình, kịch bản, tác phẩm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
đ) Hội đồng nghệ thuật các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và địa phương tham mưu, tư vấn về tư tưởng, nội dung, hình thức, chất lượng nghệ thuật kịch bản, tác phẩm của các tổ chức, cá nhân trực thuộc Hội; giải thưởng hàng năm, các cuộc thi sáng tác do Hội tổ chức.
e) Hội đồng nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật Trung ương, địa phương và các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang tham mưu, tư vấn về tư tưởng, nội dung, hình thức, chất lượng nghệ thuật các chương trình, kịch bản, tác phẩm của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý của đơn vị.
Theo đó, Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn về tư tưởng, nội dung, hình thức và chất lượng nghệ thuật cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị về việc dàn dựng, công bố và phổ biến các tác phẩm, chương trình nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Đồng thời kiến nghị các giải pháp về quản lý, định hướng sáng tác, nâng cao chất lượng nghệ thuật, nội dung tư tưởng, hình thức thể hiện các tác phẩm, chương trình nghệ thuật thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Nhiệm vụ của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn ban hành kèm theo Thông tư 15/2013/TT-BVHTTDL về nhiệm vụ của Hội đồng nghệ thuật như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng nghệ thuật
1. Thẩm định, đánh giá về tư tưởng, nội dung, hình thức và chất lượng nghệ thuật các tác phẩm, chương trình nghệ thuật có sử dụng ngân sách nhà nước, khi có yêu cầu của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm định, đánh giá về tư tưởng, nội dung, hình thức, chất lượng nghệ thuật các chương trình, kịch bản, tác phẩm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trước khi dàn dựng, phổ biến, công bố, tổ chức biểu diễn khi có yêu cầu của người đứng đầu cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
3. Tư vấn, đề xuất các hình thức khen thưởng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn các chương trình, tác phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
4. Đánh giá mức độ sai phạm và đề xuất hình thức xử lý vi phạm đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn các chương trình, tác phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan quyết định thành lập yêu cầu.
Như vậy, Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?