Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ tư vấn những vấn đề nào?
- Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng gì?
- Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ tư vấn những vấn đề nào?
- Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp một năm bao nhiêu lần?
- Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ như thế nào?
Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định 63/2006/QĐ-BNN-TCCB, có quy định về chức năng như sau:
Chức năng
Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (dưới đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, Hội đồng có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ của Ngành và những vấn đề khác khi Bộ trưởng yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, Hội đồng có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ của Ngành và những vấn đề khác khi Bộ trưởng yêu cầu.
Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ tư vấn những vấn đề nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định 63/2006/QĐ-BNN-TCCB, có quy định về Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn những vần đề như sau:
Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn những vần đề sau:
1. Chiến lược phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Kế hoạch khoa học công nghệ dài hạn, năm năm và hàng năm;
3. Chính sách, cơ chế liên quan đến khoa học công nghệ;
4. Tổ chức hệ thống các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học công nghệ của Bộ;
5. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ;
6. Hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ;
7. Những vấn đề khác theo yêu cầu của Bộ trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ tư vấn những vấn đề sau:
- Chiến lược phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Kế hoạch khoa học công nghệ dài hạn, năm năm và hàng năm;
- Chính sách, cơ chế liên quan đến khoa học công nghệ;
- Tổ chức hệ thống các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học công nghệ của Bộ;
- Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ;
- Hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ;
- Những vấn đề khác theo yêu cầu của Bộ trưởng.
Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp một năm bao nhiêu lần?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định 63/2006/QĐ-BNN-TCCB, có quy định về kỳ họp của Hội đồng như sau:
Kỳ họp của Hội đồng
Hội đồng họp thường kỳ 02 lần một năm. Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập phiên họp bất thường. Chủ tịch Hội đồng có thế mời các đại biểu ngoài Hội đồng tham dự các phiên họp Hội đồng.
Đại biểu mời ngoài Hội đồng: do Chủ tịch Hội đồng mời, số lượng mời trong từng phiên họp không nhiều hơn l/3 số thành viên chính thức (tối đa 9 người). Đại biểu mời có quyền thảo luận các vấn đề nêu ra trong phiên họp, đề xuất những vấn đề liên quan đền sự nghiệp phát triển của Ngành, nhưng không tham gia biểu quyết, bỏ phiếu và phải chấp hành những quy định về chế độ bảo mật của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp thường kỳ 02 lần một năm, khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập phiên họp bất thường.
Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định 63/2006/QĐ-BNN-TCCB, có quy định về nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong Hội đồng
1. Chủ tịch
Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng phụ trách khoa học công nghệ của Bộ, có các nhiệm vụ:
a. Đề nghị Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng và phê duyệt Quy chế về tổ chức và hoạt động cua Hội đồng khoa học công nghệ Bộ;
b. Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo các quy đinh tại Quy chế này;
c. Chỉ đạo Tổng thư ký chuẩn bị chương trình, nội dung và tài liệu của các phiên họp Hội đồng;
d. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban thường trực và Hội đồng;
e. Duyệt và trình Bộ trưởng những báo cáo tư vấn của Hội đồng;
...
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ như sau:
- Đề nghị Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng và phê duyệt Quy chế về tổ chức và hoạt động cua Hội đồng khoa học công nghệ Bộ;
- Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo các quy đinh tại Quy chế này;
- Chỉ đạo Tổng thư ký chuẩn bị chương trình, nội dung và tài liệu của các phiên họp Hội đồng;
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban thường trực và Hội đồng;
- Duyệt và trình Bộ trưởng những báo cáo tư vấn của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?