Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những ai? Nguyên tắc làm việc của Hội đồng được quy định thế nào?

Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những ai? Nguyên tắc làm việc của Hội đồng được quy định thế nào? Thành viên Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có những nhiệm vụ gì? câu hỏi của anh K (Nha Trang).

Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những ai?

Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được nêu tại Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.
- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:
+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;
+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;
+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;
+ Các ủy viên khác.
- Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 - 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm.

Theo đó, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:

+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;

+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;

+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;

+ Các ủy viên khác.

Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những ai? Nguyên tắc làm việc của Hội đồng được quy định thế nào?

Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những ai? Nguyên tắc làm việc của Hội đồng được quy định thế nào? (hình từ internet)

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định thế nào?

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
...
b) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;
- Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.
...

Theo đó, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau:

- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;

- Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số.

Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.

Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

Thành viên Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có những nhiệm vụ gì?

Thành viên Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có những nhiệm vụ được nêu tại điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cụ thể như sau:

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
...
d) Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Chủ tịch Hội đồng:
+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;
+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;
+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;
+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;
+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.
- Phó Chủ tịch Hội đồng:
+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;
+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;
+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:
+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;
+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Các ủy viên Hội đồng:
+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;
+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập
Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có người thân mất do bão Yagi (Bão số 3) có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Người thân mất do bão Yagi được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu?
Pháp luật
Người mới tốt nghiệp đại học có được ưu tiên tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự? Học cao học có được tiếp tục tạm hoãn?
Pháp luật
05 trường hợp được miễn đi nghĩa vụ quân sự? Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự? Nghĩa vụ quân sự đi mấy năm?
Pháp luật
Cách tính điểm và phân loại sức khỏe đủ tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự? Những điểm cần chú ý khi phân loại sức khỏe?
Pháp luật
Năm sinh nào hết tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2025? Tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Sinh năm bao nhiêu đi nghĩa vụ quân sự 2025? Trường hợp nào công dân không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Pháp luật
Nghĩa vụ quân sự 2025: Những thông tin quan trọng mà công dân cần biết và phải nắm rõ là gì?
Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự thì có đương nhiên được xóa nợ không? Đi nghĩa vụ quân sự không phải trả nợ trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi nghĩa vụ quân sự thì công ty được ký phụ lục hợp đồng để gia hạn thêm cho khoảng thời gian này không?
Pháp luật
Trong thời gian tuyển nghĩa vụ quân sự thì công dân có quyền đăng ký thay đổi nơi thường trú hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
612 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghĩa vụ quân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào