Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương theo quy định được thành lập trong trường hợp nào?
Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương theo quy định được thành lập trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 30/2016/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT) quy định về việc thành lập Hội đồng giám định như sau:
Thành lập Hội đồng giám định
1. Việc thành lập Hội đồng giám định trong lĩnh vực công thương được thực hiện trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định.
2. Hội đồng giám định trong lĩnh vực công thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập.
3. Việc thành lập hội đồng giám định được thực hiện như sau:
a) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học và Công nghệ và cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn người thực hiện giám định tư pháp phù hợp với nội dung trưng cầu giám định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập Hội đồng;
b) Hội đồng giám định có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định;
c) Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Giám định tư pháp.
Như vậy, việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương được thực hiện trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định.
Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương theo quy định được thành lập trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương theo quy định phải có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 30/2016/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT) quy định về việc thành lập Hội đồng giám định như sau:
Thành lập Hội đồng giám định
1. Việc thành lập Hội đồng giám định trong lĩnh vực công thương được thực hiện trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định.
2. Hội đồng giám định trong lĩnh vực công thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập.
3. Việc thành lập hội đồng giám định được thực hiện như sau:
a) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học và Công nghệ và cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn người thực hiện giám định tư pháp phù hợp với nội dung trưng cầu giám định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập Hội đồng;
b) Hội đồng giám định có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định;
c) Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Giám định tư pháp.
Như vậy, Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương theo quy định phải có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định.
Hồ sơ giám định tư pháp của Hội đồng giám định tư pháp được bàn giao cho cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 30/2016/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT) quy định về hồ sơ giám định tư pháp như sau:
Hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập, bao gồm: Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định; biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định; văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định; kết luận giám định và các tài liệu khác có liên quan đến toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động giám định.
2. Việc bàn giao, bảo quản, lưu trữ hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Hồ sơ giám định tư pháp của người thực hiện giám định được bàn giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp.
Hồ sơ giám định tư pháp trong trường hợp giám định tập thể được bàn giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp của thành viên được giao làm đầu mối triển khai việc giám định.
Hồ sơ giám định tư pháp của Hội đồng giám định được bàn giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp của thành viên là Chủ tịch Hội đồng giám định;
b) Cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Công Thương nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và theo quy định tại Quy chế công tác lưu trữ ban hành kèm theo Quyết định số 453/QĐ-BCT ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Sở Công Thương nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Công Thương.
Như vậy, hồ sơ giám định tư pháp của Hội đồng giám định tư pháp được bàn giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp của thành viên là Chủ tịch Hội đồng giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?