Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng như thế nào? Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ như thế nào?
Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BGDĐT năm 2010, có quy định về chức năng của hội đồng bộ môn như sau:
Chức năng của hội đồng bộ môn
Hội đồng bộ môn là một tổ chức của Bộ GDĐT có chức năng tư vấn về chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục phổ thông.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng là một tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng tư vấn về chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục phổ thông.
Hội đồng bộ môn (Hình từ Internet)
Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BGDĐT năm 2010, có quy định về nhiệm vụ của hội đồng bộ môn như sau:
Nhiệm vụ của hội đồng bộ môn
Hội đồng bộ môn có nhiệm vụ:
- Tham gia giới thiệu thành viên hội đồng xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông;
- Tham gia giới thiệu tác giả biên soạn sách giáo khoa (SGK), giới thiệu thành viên hội đồng thẩm định SGK, thẩm định danh mục thiết bị dạy học;
- Tham gia đánh giá chương trình, SGK, thiết bị dạy học;
- Tham gia biên soạn; thẩm định; nhận xét các công trình, các đề tài nghiên cứu; tài liệu về phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra đánh giá và các tài liệu khác dùng cho trường phổ thông.
- Đề xuất và kiến nghị với Bộ trưởng các vấn đề liên quan đến chương trình, SGK, các biện pháp đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn học ở trường phổ thông.
- Tư vấn, góp ý cho Bộ GDĐT những cơ sở lí luận, phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề về chuyên môn thuộc các môn học còn vướng mắc, cần tháo gỡ trong thực tiễn nhà trường phổ thông; các vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
- Tư vấn cho Bộ GDĐT trả lời trước công luận một số vấn đề quan trọng về lĩnh vực chuyên môn khi dư luận xã hội quan tâm.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có các nhiệm vụ sau:
- Tham gia giới thiệu thành viên hội đồng xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông;
- Tham gia giới thiệu tác giả biên soạn sách giáo khoa, giới thiệu thành viên hội đồng thẩm định sách giáo khoa, thẩm định danh mục thiết bị dạy học;
- Tham gia đánh giá chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học;
- Tham gia biên soạn; thẩm định; nhận xét các công trình, các đề tài nghiên cứu; tài liệu về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và các tài liệu khác dùng cho trường phổ thông.
- Đề xuất và kiến nghị với Bộ trưởng các vấn đề liên quan đến chương trình, sách giáo khoa, các biện pháp đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn học ở trường phổ thông.
- Tư vấn, góp ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo những cơ sở lí luận, phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề về chuyên môn thuộc các môn học còn vướng mắc, cần tháo gỡ trong thực tiễn nhà trường phổ thông; các vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
- Tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời trước công luận một số vấn đề quan trọng về lĩnh vực chuyên môn khi dư luận xã hội quan tâm.
Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BGDĐT năm 2010, có quy định về quyền hạn của hội đồng bộ môn như sau:
Quyền hạn của hội đồng bộ môn
1. Được các đơn vị trong Bộ GDĐT cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết cho hoạt động của hội đồng;
2. Được thăm lớp, dự giờ môn học ở các trường phổ thông và tham dự các hội nghị, hội thảo về nội dung và PPDH bộ môn khi cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có những quyền hạn sau:
- Được các đơn vị trong Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết cho hoạt động của hội đồng;
- Được thăm lớp, dự giờ môn học ở các trường phổ thông và tham dự các hội nghị, hội thảo về nội dung và phương pháp dạy học bộ môn khi cần thiết.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/hoi-dong-danh-gia-nghiem-thu-cap-bo-cua-bo-gd-dao-tao.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/ho-so-danh-gia-nghiem-thu-cap-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/mau-bao-cao-tiem-luc-kh-cn.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/ho-so-dang-ky-tham-gia-tuyen-chon-chu-tri-de-tai-cap-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/phe-duyet-ky-hop-dong-de-tai-cap-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/quan-ly-su-dung-mang-may-tinh-doi-he-thong-thong-tin-gd-dt.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/he-thong-tai-khoan-su-dung-gd-dt.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/cac-hoat-dong-bao-ve-an-ninh-mang-gd-dt.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/giam-sat-an-toan-thong-tin-mang-gd-dt.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/TL/230826/cong-tac-kiem-tra.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 1C mẫu hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT? Tải về mẫu số 1C?
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?
- Mẫu đơn đề nghị sáp nhập hội mới nhất? Hướng dẫn làm đơn đề nghị sáp nhập hội như thế nào?
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?