Hội đồng bầu cử quốc gia có quyền trưng tập cán bộ, công chức của tổ chức chính trị để giúp việc cho Hội đồng không?
Hội đồng bầu cử quốc gia có quyền trưng tập cán bộ, công chức của tổ chức chính trị để giúp việc cho Hội đồng không?
Theo khoản 2 Điều 19 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Bộ máy giúp việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Hội đồng bầu cử quốc gia có bộ máy giúp việc do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia có quyền trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội để giúp việc cho Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Căn cứ trên quy định Hội đồng bầu cử quốc gia có quyền trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội để giúp việc cho Hội đồng bầu cử quốc gia.
Như vậy, Hội đồng bầu cử quốc gia có quyền trưng tập cán bộ, công chức của tổ chức chính trị để giúp việc cho Hội đồng.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia do ai bảo đảm?
Theo khoản 3 Điều 19 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Bộ máy giúp việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Hội đồng bầu cử quốc gia có bộ máy giúp việc do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia có quyền trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội để giúp việc cho Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Theo quy định kinh phí hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Hội đồng bầu cử quốc gia có quyền trưng tập cán bộ, công chức của tổ chức chính trị để giúp việc cho Hội đồng không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định như thế nào?
Theo Điều 14 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử.
4. Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử.
5. Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử.
6. Quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu, các mẫu văn bản khác sử dụng trong công tác bầu cử.
Theo đó, Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn chung sau đây:
- Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử.
- Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử.
- Quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu, các mẫu văn bản khác sử dụng trong công tác bầu cử.
Mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu, các mẫu văn bản khác sử dụng trong công tác bầu cử được hướng dẫn bởi Điều 1 Nghị quyết 41/NQ-HĐBCQG năm 2021 như sau:
Mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu phiếu bầu cử và các mẫu văn bản sử dụng trong công tác bầu cử
Ban hành kèm theo Nghị quyết này các mẫu văn bản sử dụng trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 như sau:
1. Mẫu hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, gồm các mẫu từ mẫu số 01/HĐBC-QH đến mẫu số 05/HĐBC-QH;
2. Mẫu hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, gồm các mẫu từ mẫu số 06/HĐBC-HĐND đến mẫu số 10/HĐBC-HĐND;
3. Mẫu thẻ cử tri và mẫu giấy chứng nhận cử tri tham gia bỏ phiếu ở nơi khác, gồm các mẫu từ mẫu số 11/HĐBC đến mẫu số 13/HĐBC;
4. Mẫu phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, gồm mẫu số 14/HĐBC-QH;
5. Mẫu phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân mỗi cấp, gồm các mẫu từ mẫu số 15/HĐBC-HĐND đến mẫu số 17/HĐBC-HĐND;
6. Mẫu biên bản kiểm phiếu, biên bản xác nhận kết quả bầu cử, biên bản tổng kết bầu cử và các loại mẫu khác phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội, gồm các mẫu từ mẫu số 18/HĐBC-QH đến mẫu số 23/HĐBC-QH;
7. Mẫu biên bản kiểm phiếu, biên bản xác nhận kết quả bầu cử, biên bản tổng kết bầu cử và các loại mẫu khác phục vụ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, gồm các mẫu từ mẫu số 24/HĐBC-HĐND đến mẫu số 28/HĐBC-HĐND;
8. Các mẫu văn bản khác sử dụng trong công tác bầu cử, gồm các mẫu từ mẫu số 29/HĐBC đến mẫu số 41/HĐBC.
(File điện tử các mẫu văn bản trong công tác ứng cử có thể tải về từ Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia http://hoidongbaucu.quochoi.vn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?