Hội Đá quý Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Nguồn thu của Hội Đá quý Việt Nam nằm ở đâu?
Hội Đá quý Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Điều lệ Hội Đá quý Việt Nam ban hành theo Quyết định 109/2005/QĐ-BNV có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hội như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội
1. Nhiệm vụ:
a. Điều hòa, phối hợp hoạt động của các Chi hội thành viên và các tổ chức trực thuộc Hội trong việc đoàn kết, động viên và giúp đỡ hội viên phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, khả năng thẩm mỹ, năng suất công tác và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các hoạt động liên quan đến Đá quý theo quy định của pháp luật. (Bao gồm: Nghiên cứu khoa học; điều tra địa chất; khai thác mỏ, gia công chế tác; kiểm định chất lượng, sản xuất và kinh doanh Đá quý, sau đây gọi chung là hoạt động Đá quý).
b. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; lập các dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học; lập các dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ; tiếp thu và truyền bá công nghệ mới có liên quan đến các hoạt động Đá quý trong hội viên và trong nhân dân; thông tin, phổ biến kiến thức khoa học và kinh nghiệm thông qua việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo và các ấn phẩm chuyên ngành về Đá quý ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
…
Theo quy định trên, Hội Đá quý Việt Nam có nhiệm vụ sau:
- Điều hòa, phối hợp hoạt động của các Chi hội thành viên và các tổ chức trực thuộc Hội trong việc đoàn kết, động viên và giúp đỡ hội viên phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, khả năng thẩm mỹ, năng suất công tác và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các hoạt động liên quan đến Đá quý theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học;
- Lập các dự án nghiên cứu khoa học, các dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học;
- Tiếp thu và truyền bá công nghệ mới có liên quan đến hoạt động Đá quý trong hội viên và trong nhân dân;
- Thông tin, phổ biến kiến thức khoa h ọc và kinh nghiệm thông qua việc tổ chức các thuộc hội nghị, hội thảo và các ấn phẩm chuyên ngành về Đá quý ở trong nước và ngoài nước theo quy định.
Hội Đá quý Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Đá quý Việt Nam có những quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Điều lệ Hội Đá quý Việt Nam ban hành theo Quyết định 109/2005/QĐ-BNV có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hội như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội
…
2. Quyền hạn
a. Được tham gia ý kiến với Nhà nước trong việc hoạch định các chủ trưởng, chính sách, các quy định của pháp luật và các dự án lớn về kinh tế và khoa học có liên quan đến các hoạt động Đá quý.
b. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các giải pháp trong việc quản lý hành nghề Đá quý;
c. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội về các nội dung liên quan đến hoạt động Đá quý khi được yêu cầu;
d. Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các quan hệ liên quan đến Đá quý; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức các hội chợ Đá quý ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, góp phần đưa Đá quý của Việt Nam phát triển, có được vị trí trong khu vực và trên thế giới;
e. Tham gia các tổ chức Đá quý khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật; liên kết và hợp tác với các hội có liên quan ở trong và ngoài nước vì sự phát triển của hội và của ngành Đá quý nước nhà.
Như vậy, Hội Đá quý Việt Nam có những quyền hạn sau:
- Được tham gia ý kiến với Nhà nước trong việc hoạch định các chủ trưởng, chính sách, các quy định của pháp luật và các dự án lớn về kinh tế và khoa học có liên quan đến các hoạt động Đá quý;
- Kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các giải pháp trong việc quản lý hành nghề Đá quý;
- Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội về các nội dung liên quan đến hoạt động Đá quý khi được yêu cầu;
- Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các quan hệ liên quan đến Đá quý; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức các hội chợ Đá quý ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, góp phần đưa Đá quý của Việt Nam phát triển, có được vị trí trong khu vực và trên thế giới;
- Tham gia các tổ chức Đá quý khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật; liên kết và hợp tác với các hội có liên quan ở trong và ngoài nước vì sự phát triển của hội và của ngành Đá quý nước nhà.
Nguồn thu của Hội Đá quý Việt Nam gồm những nguồn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Điều lệ Hội Đá quý Việt Nam ban hành theo Quyết định 109/2005/QĐ-BNV quy định về hội có tài sản và chính độc lập, tự cân đối thu chi như sau:
Hội có tài sản và chính độc lập, tự cân đối thu chi
1. Nguồn thu của Hội gồm:
a. Hội phí do hội viên đóng, mức hội phí do BCHTƯ Hội quy định;
b. Tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c. Tiền thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phù hợp với các quy định của Nhà nước;
d. Tiền hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hoạt động gắn với các nhiệm vụ do Nhà nước giao.
...
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn thu của Hội Đá quý Việt Nam gồm:
- Hội phí do hội viên đóng;
- Tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Tiền thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phù hợp với các quy định của Nhà nước;
- Tiền hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hoạt động gắn với các nhiệm vụ do Nhà nước giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?