Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì? Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không?
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ sửa đổi của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ban hành theo Quyết định 77/2005/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Hội hoạt động nhằm mục đích góp phần làm cho trẻ em tàn tật thoát khỏi khổ đau và bất hạnh, được bảo vệ và chăm sóc theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Nhà nước Việt Nam và Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc. Mục đích cao nhất của Hội là giúp trẻ em tàn tật sống hòa nhập bình đẳng với cộng đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam hoạt động nhằm mục đích góp phần làm cho trẻ em tàn tật thoát khỏi khổ đau và bất hạnh, được bảo vệ và chăm sóc theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Nhà nước Việt Nam và Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc. Mục đích cao nhất của Hội là giúp trẻ em tàn tật sống hòa nhập bình đẳng với cộng đồng.
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ sửa đổi của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ban hành theo Quyết định 77/2005/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Hội hoạt động tuân theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam, là thành viên của: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên minh cứu trợ trẻ em quốc tế và chịu sự quản lý Nhà nước của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em trong lĩnh vực hoạt động của hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ sửa đổi của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ban hành theo Quyết định 77/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ chủ yếu của Hội như sau:
Nhiệm vụ chủ yếu của Hội là:
1. Vận động tập hợp, tiếp nhận sự giúp đỡ, đóng góp về vật chất và tinh thần của các cá nhân và tập thể, các tổ chức xã hội, từ thiện, nhân đạo trong và ngoài nước để:
a) Tổ chức khám chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm miễn phí cho trẻ em tàn tật, tổ chức các hoạt động kinh tế, dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em tàn tật có thể lao động tự nuôi sống bản thân, giúp ích cho gia đình, xã hội, sống hòa nhập bình đẳng với cộng đồng.
b) Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em tàn tật, góp phần chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
c) Trao đổi kinh nghiệm về tổ chức, phương pháp hoạt động Hội trong nước và quốc tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Hội.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền trẻ em trong nhân dân, phổ biến những kiến thức cơ bản về phòng tránh tật nguyền cho trẻ em.
3. Phối hợp cùng các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, đoàn thể, các tổ chức từ thiện khác tích cực phấn đấu cho quyền của trẻ em được thực hiện, đấu tranh chống mọi hành động thô bạo, ngược đãi, xâm phạm nhân phẩm và quyền sống của trẻ em.
4. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, bồi dưỡng nâng cao cho hội viên về trách nhiệm và tình thương, lòng nhân ái, tinh thần yêu tổ quốc, phấn đấu cho một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần giáo dục trẻ em thành người lao động có văn hóa, có khoa học, có nếp sống lành mạnh văn minh lịch sự.
5. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức nhân đạo, từ thiện và các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật.
6. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và Hội viên, bảo vệ nhân phẩm danh dự của Hội, Hội viên. Đẩy mạnh phát triển tổ chức hội và hội viên, xây dựng Hội vững mạnh.
7. Tham gia đóng góp ý kiến, tư vấn về các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân.
8. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Đề đạt, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực hoạt động của Hội.
9. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
10. Thành lập các đơn vị trực thuộc, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, công ty, phòng khám, bệnh viện ... theo quy định của pháp luật.
11. Xây dựng quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, các khoản tài trợ trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?