Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Cơ cấu tổ chức của Hội gồm những cơ quan nào?
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 230/QĐ-BNV năm 2015 quy định về địa vị pháp lý, trụ sở như sau:
Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu (bao gồm cả con dấu thu nhỏ, dấu nổi), có tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước, ngân hàng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam đặt tại thủ đô Hà Nội. Tùy theo nhu cầu hoạt động, Hội được thành lập văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu (bao gồm cả con dấu thu nhỏ, dấu nổi), có tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước, ngân hàng.
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là gì?
Theo Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 230/QĐ-BNV năm 2015 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Động viên, giúp đỡ hội viên phấn đấu vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn để có cuộc sống khỏe, sống vui, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội; giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Vận động cựu thanh niên xung phong tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo quy định của pháp luật.
3. Đại diện hội viên đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên xung phong và nhân dân; hướng dẫn hội viên thực hiện tốt pháp luật, các chế độ, chính sách có liên quan đến cựu thanh niên xung phong và tổ chức, hoạt động Hội.
5. Tổ chức, hoạt động theo đúng quy định pháp luật, Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.
6. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
7. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí, tài sản của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Cơ cấu tổ chức của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 230/QĐ-BNV năm 2015 về cơ cấu tổ chức của Hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Hội Cựu thanh niên xung phong được thành lập ở Trung ương và địa phương:
a) Ở Trung ương: Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam;
b) Ở địa phương bao gồm: Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội Cựu thanh niên xung phong quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Hội Cựu thanh niên xung phong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội Cựu thanh niên xung phong ở địa phương).
2. Tổ chức Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, gồm:
a) Đại hội đại biểu;
b) Ban Chấp hành;
c) Ban Kiểm tra;
d) Đoàn Chủ tịch Hội, Thường trực Đoàn Chủ tịch;
đ) Văn phòng, các ban chuyên môn;
e) Chi hội, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội.
Như vậy, Hội Cựu thanh niên xung phong được thành lập ở Trung ương và địa phương:
- Ở Trung ương: Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam;
- Ở địa phương bao gồm: Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội Cựu thanh niên xung phong quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Hội Cựu thanh niên xung phong xã, phường, thị trấn.
Và cơ cấu tổ chức của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam gồm những cơ quan sau:
- Đại hội đại biểu.
- Ban Chấp hành.
- Ban Kiểm tra.
- Đoàn Chủ tịch Hội, Thường trực Đoàn Chủ tịch.
- Văn phòng, các ban chuyên môn.
- Chi hội, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?