Hội Cựu chiến binh do ai quản lý? Ngày 6 12 là ngày truyền thống cựu chiến binh Việt Nam đúng không?
Hội Cựu chiến binh do ai quản lý?
Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 quy định về Hội Cựu chiến binh Việt Nam như sau:
Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam quản lý trên cơ sở lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh.
Ngày 6 12 là ngày truyền thống cựu chiến binh Việt Nam đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 150/2006/NĐ-CP về ngày truyền thống của Cựu chiến binh như sau:
Ngày truyền thống của Cựu chiến binh
1. Ngày 6 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống cựu chiến binh.
2. Ngày truyền thống của Cựu chiến binh nhằm:
a) Tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta;
b) Động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ vững và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gương mẫu trong cuộc sống, là tấm gương sáng trong giáo dục cho thế hệ trẻ.
3. Kịp thời tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của cựu chiến binh; tuyên truyền về cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; tổ chức gặp mặt, thăm hỏi Cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn và những hoạt động khác để động viên, giúp đỡ Cựu chiến binh.
Như vậy, ngày 6 12 (ngày 6 tháng 12) hàng năm là ngày truyền thống cựu chiến binh Việt Nam.
Theo đó, Ngày truyền thống của Cựu chiến binh (ngày 6 12) nhằm:
- Tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta;
- Động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ vững và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gương mẫu trong cuộc sống, là tấm gương sáng trong giáo dục cho thế hệ trẻ.
Hội Cựu chiến binh do ai quản lý? Ngày 6 12 là ngày truyền thống cựu chiến binh Việt Nam đúng không? (Hình từ Internet)
Thơ ngắn dành tặng cựu chiến binh ngày 6 12?
*Dưới đây là bài thơ ngắn dành tặng cựu chiến binh Việt Nam ngày 6 12 mà người đọc có thể tham khảo:
Bao năm qua, chiến trận mịt mù, Vẫn kiên cường, giữ vững niềm tin. Dù gian khó, dù chiến tranh tàn khốc, Anh vẫn là ngọn lửa sáng trong đêm. Lòng anh rộng, như biển cả bao la, Vết thương xưa, chưa một lần nhạt nhòa. Cảm ơn anh, người lính của dân tộc, Vì đất nước, anh đã hy sinh cả đời. |
Lưu ý: Thơ ngắn dành tặng cựu chiến binh ngày 6 12 chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 150/2006/NĐ-CP, chính sách đối với Cựu chiến binh như sau:
(1) Cựu chiến binh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành.
(2) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, tài sản để đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa, cơ sở dịch vụ chăm sóc, trung tâm điều trị và phục hồi sức khoẻ, câu lạc bộ văn hoá, thể thao, thể dục dưỡng sinh đối với Cựu chiến binh và tài trợ cho các hoạt động giúp đỡ Cựu chiến binh ở cộng đồng dân cư hoặc trung tâm điều trị, phục hồi sức khoẻ.
(3) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và công dân căn cứ vào điều kiện cụ thể hỗ trợ Cựu chiến binh tổ chức tham quan du lịch, nghỉ ngơi, điều dưỡng.
Cựu chiến binh có những quyền lợi gì?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 150/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP), Cự chiến binh có các quyền lợi sau:
(1) Cựu chiến binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
(2) Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội:
- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giao đất, giao rừng, giao mặt nước thực hiện theo quy hoạch của Trung ương, địa phương và quy định của pháp luật về đất đai;
- Khi được giao đất, giao rừng, giao mặt nước Cựu chiến binh có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật;
(3) Nhà nước khuyến khích Cựu chiến binh thành lập các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp để nhận đất, rừng, mặt nước, tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.
(4) Cựu chiến binh trong độ tuổi lao động được ưu tiên: học nghề, tạo việc làm, tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với sức khoẻ và chuyên môn đào tạo, xuất khẩu lao động.
(5) Cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định được:
- Ưu tiên cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế;
- Ưu tiên vay các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách - xã hội để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm xoá đói, giảm nghèo; chính quyền địa phương, Ngân hàng chính sách - xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để Cựu chiến binh được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.
(6) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
(7) Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng của xã hội; cựu chiến binh được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
(8) Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.
(9) Cựu chiến binh trong các cơ quan làm công tác Hội Cựu chiến binh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành có phải là hình thức tiền gửi được rút trước hạn không?
- Phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên công tác trong Quân đội và Công an nhân dân công tác xa nhà?
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên của cán bộ lãnh đạo quản lý mới nhất? Cách viết Bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý chi tiết?
- Quy hoạch là gì? Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch được pháp luật về quy hoạch quy định thế nào?
- Nền biên phòng toàn dân được xây dựng trên nền tảng nào? Cơ quan nào có trách nhiệm triển khai thực hiện xây dựng nền biên phòng toàn dân?