Hội chẩn là gì? Việc hội chẩn được thực hiện trong trường hợp nào? Sử dụng thuốc trong điều trị khám bệnh chữa bệnh?
Hội chẩn là gì?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Tình trạng cấp cứu là tình trạng sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác.
16. Hội chẩn là việc thảo luận giữa một nhóm người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, kịp thời.
17. Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
18. Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng khuyết tật phù hợp với môi trường sống của họ.
...
Theo đó, hội chẩn là việc thảo luận giữa một nhóm người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, kịp thời.
Hội chẩn là gì? Việc hội chẩn được thực hiện trong trường hợp nào? Sử dụng thuốc trong điều trị khám bệnh chữa bệnh? (Hình từ Internet)
Việc hội chẩn được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Hội chẩn
1. Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.
2. Các hình thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn khoa, liên khoa và toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hội chẩn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước; giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước và nước ngoài;
c) Hội chẩn khác.
3. Các phương thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn trực tiếp;
b) Hội chẩn từ xa.
4. Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưa ra quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.
Theo đó, việc hội chẩn sẽ được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi.
Ngoài ra, kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.
Sử dụng thuốc trong điều trị khám bệnh chữa bệnh được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Theo đó, đối với việc sử dụng thuốc trong điều trị khám bệnh chữa bệnh được pháp luật quy định như sau:
- Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
+ Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;
+ Bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúng quy định.
- Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc; không kê đơn thực phẩm chức năng trong đơn thuốc.
- Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
+ Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;
+ Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;
+ Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
+ Đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
- Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh kịp thời thông báo cho người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh dùng thuốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10 bài nhạc Giáng sinh tiếng Anh hay? Xử phạt hành vi xúc phạm tâm linh khi tham gia lễ hội vào đêm Giáng sinh 25 12 thế nào?
- Quy chế thực hiện chế độ tiền thưởng với công chức, người lao động tại các tổ chức thuộc Sở Nội vụ TPHCM mới nhất?
- Mẫu chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy? Làm trái quy định công tác kiểm tra, giám sát bị kỷ luật bằng hình thức gì?
- Quỹ tiền thưởng theo Nghị định 73 là gì? Hướng dẫn sử dụng Quỹ tiền thưởng theo Nghị định 73 chi tiết?
- Hóa đơn chứng từ giả là gì? Hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ phải được xây dựng và quản lý như thế nào?