Hội Cấp thoát nước Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào? Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Cấp thoát nước Việt Nam là cơ quan nào?
Hội Cấp thoát nước Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi) Hội Cấp thoát nước Việt Nam ban hành theo Quyết định 129/2005/QĐ-BNV, có quy định về nguyên tắc hoạt động Hội như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội
Hội theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tuân theo pháp luật của Nhà nước, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số.
Tổ chức của Hội gồm:
Ở Trung ương Hội Cấp thoát nước Việt Nam.
Ở cơ sở có Chi hội cấp nước và Chi hội thoát nước - vệ sinh môi trường.
Các cơ sở nếu có từ 7 hội viên tập thể, hoặc 25 hội viên cá nhân trở lên thì có thể thành lập Chi Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Cấp thoát nước Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tuân theo pháp luật của Nhà nước, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Cấp thoát nước Việt Nam là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ (sửa đổi) Hội Cấp thoát nước Việt Nam ban hành theo Quyết định 129/2005/QĐ-BNV, có quy định về Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cấp thoát nước Việt Nam như sau:
Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cấp thoát nước Việt Nam (Sau đây gọi tắt là Đại hội).
Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội. Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu toàn quốc họp 5 năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có trên 50% số ủy viên Ban chấp hành yêu cầu.
- Nguyên tắc cử đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Cấp thoát nước Việt Nam là Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu toàn quốc.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cấp thoát nước Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ (sửa đổi) Hội Cấp thoát nước Việt Nam ban hành theo Quyết định 129/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ của Đại hội như sau:
Nhiệm vụ của Đại hội
- Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tiếp theo của Hội.
- Quyết định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp công tác của Hội nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội.
- Thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động của Hội do Ban kiểm tra Trung ương Hội trình Đại hội.
- Thảo luận các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội.
- Thông qua quyết toán tài chính và kế hoạch tài chính của Hội; các cơ sở của Hội (nếu có).
- Bầu Ban chấp hành Trung ương Hội. Hình thức bầu, do Đại hội quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cấp thoát nước Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
- Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tiếp theo của Hội.
- Quyết định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp công tác của Hội nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội.
- Thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động của Hội do Ban kiểm tra Trung ương Hội trình Đại hội.
- Thảo luận các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội.
- Thông qua quyết toán tài chính và kế hoạch tài chính của Hội; các cơ sở của Hội (nếu có).
- Bầu Ban chấp hành Trung ương Hội. Hình thức bầu, do Đại hội quyết định.
Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi) Hội Cấp thoát nước Việt Nam ban hành theo Quyết định 129/2005/QĐ-BNV, có quy định về Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký như sau:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký
1. Chủ tịch Hội có quyền hạn và nhiệm vụ:
- Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.
- Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị đại biểu và các quyết định của Ban chấp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội.
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương Hội.
- Bổ nhiệm nhân sự Văn phòng Trung ương Hội và các tổ chức khác do Hội thành lập.
- Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
2. Các Phó Chủ tịch là người giúp việc Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và được ủy quyền điều hành công việc của Ban chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.
3. Tổng Thư ký là người phụ trách Văn phòng Trung ương Hội, chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của Ban chấp hành và Ban Thường vụ, định kỳ báo cáo cho Ban chấp hành và Ban Thường vụ về các hoạt động của Hội, lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương Hội, sau khi có sự thống nhất của Thường trực Trung ương Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.
- Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị đại biểu và các quyết định của Ban chấp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội.
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương Hội.
- Bổ nhiệm nhân sự Văn phòng Trung ương Hội và các tổ chức khác do Hội thành lập.
- Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?