Học viện Tòa án có tư cách pháp nhân không? Số lượng người làm việc trong Học viện Tòa án do ai quyết định?
Học viện Tòa án có tư cách pháp nhân không?
Vị trí của Học viện Tòa án được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 386/2016/QĐ-TANDTC như sau:
Vị trí và chức năng
1. Vị trí của Học viện Tòa án
a) Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Tòa án trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, hoạt động theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ trường đại học.
b) Học viện Tòa án có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
...
Theo quy định trên, Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Tòa án trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao và có tư cách pháp nhân.
Học viện Tòa án (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Học viện Tòa án là gì?
Học viện Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 386/2016/QĐ-TANDTC như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt Chiến lược công tác đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, 05 (năm) năm và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Học viện.
2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm:
a) Đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành luật;
b) Đào tạo Nghiệp vụ xét xử để tạo nguồn Thẩm phán;
c) Đào tạo nghiệp vụ phục vụ công tác thi nâng ngạch Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
d) Phối với cơ quan chức năng, đào tạo nghiệp vụ phục vụ công tác thi nâng ngạch công chức khác trong các Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, bao gồm:
a) Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý Tòa án nhân dân các cấp;
b) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp với các đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân tối cao phổ biến kiến thức pháp luật mới cho các chức danh tư pháp;
c) Bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật cho Hội thẩm Tòa án nhân dân;
d) Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, văn phòng, văn thư lưu trữ, thống kê tổng hợp.... cho cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp.
4. Tổ chức biên soạn, thẩm định, phát hành giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo và các tài liệu khác phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
5. Xây dựng các chương trình, kế hoạch và giải pháp bảo đảm chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; thường xuyên tự đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật và các yêu cầu của Tòa án nhân dân.
6. Cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân.
...
14. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Học viện Tòa án; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc chức năng của Học viện Tòa án theo quy định của pháp luật và quy định của Tòa án nhân dân tối cao.
16. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa, tạo môi trường sư phạm trong Học viện Tòa án.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao.
Theo đó, Học viện Tòa án có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Số lượng người làm việc trong Học viện Tòa án do ai quyết định?
Người quyết định số lượng người làm việc trong Học viện Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 386/2016/QĐ-TANDTC như sau:
Cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế của Học viện Tòa án
...
2. Biên chế công chức, viên chức và số lượng người làm việc trong Học viện Tòa án do Giám đốc Học viện xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm của Học viện Tòa án, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định phân bổ trên cơ sở tổng biên chế công chức, viên chức của Tòa án nhân dân tối cao được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân bổ.
Như vậy, số lượng người làm việc trong Học viện Tòa án do Giám đốc Học viện xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm của Học viện Tòa án, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định phân bổ trên cơ sở tổng biên chế công chức, viên chức của Tòa án nhân dân tối cao được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân bổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?