Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị thực hiện những chức năng gì? Những đơn vị nào trực thuộc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị?
- Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị thực hiện những chức năng gì?
- Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ công chức ngành Xây dựng?
- Những đơn vị nào trực thuộc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị?
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị thực hiện những chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 468/QĐ-BXD năm 2008, có quy định về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng:
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện các chức năng: tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng, cán bộ chính quyền đô thị các cấp, cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý và hoạt động xây dựng và các chức danh khác theo quy định của pháp luật; tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật ngành Xây dựng; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các cơ chế chính sách, tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ, khoa học quản lý trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Học viện có tư cách pháp nhân, có con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị thực hiện các chức năng sau:
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng, cán bộ chính quyền đô thị các cấp, cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý và hoạt động xây dựng và các chức danh khác theo quy định của pháp luật;
- Tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật ngành Xây dựng;
- Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các cơ chế chính sách, tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ, khoa học quản lý trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Hình từ Internet)
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ công chức ngành Xây dựng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 468/QĐ-BXD năm 2008, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
…
2. Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng; cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý và hoạt động xây dựng ở các Bộ, ngành khác, các địa phương, bao gồm:
2.1. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo các chương trình tiền công vụ, cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng;
2.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Xây dựng;
2.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng; cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có tham gia quản lý và hoạt động xây dựng ở các Bộ, ngành khác, các cấp chính quyền địa phương.
Theo đó, trong công tác xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ công chức ngành Xây dựng thì Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo các chương trình tiền công vụ, cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính đối với cán bộ công chức ngành Xây dựng;
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Xây dựng;
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng đối với cán bộ công chức ngành Xây dựng;
Những đơn vị nào trực thuộc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 468/QĐ-BXD năm 2008, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
…
2. Các đơn vị trực thuộc Học viện gồm có:
2.1. Văn phòng.
2.2. Phòng Tổ chức cán bộ.
2.3. Phòng Quản lý đào tạo.
2.4. Phòng Quản lý khoa học.
2.5. Phòng Kế toán tài chính.
2.6. Khoa Quản lý hành chính và pháp luật.
2.7. Khoa Quản lý dự án.
2.8. Khoa Quản lý đô thị.
2.9. Trung tâm Ngoại ngữ.
2.10. Trung tâm Thông tin và thư viện.
2.11. Trung tâm Tư vấn và dịch vụ.
2.12. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế.
2.13. Viện Nghiên cứu đào tạo và quan hệ quốc tế.
2.14. Cơ sở Học viện tại TP. Hồ Chí Minh.
2.15. Cơ sở Học viện tại Miền Trung.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì có 15 đơn vị trực thuộc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, gồm:
- Văn phòng.
- Phòng Tổ chức cán bộ.
- Phòng Quản lý đào tạo.
- Phòng Quản lý khoa học.
- Phòng Kế toán tài chính.
- Khoa Quản lý hành chính và pháp luật.
- Khoa Quản lý dự án.
- Khoa Quản lý đô thị.
- Trung tâm Ngoại ngữ.
- Trung tâm Thông tin và thư viện.
- Trung tâm Tư vấn và dịch vụ.
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế.
- Viện Nghiên cứu đào tạo và quan hệ quốc tế.
- Cơ sở Học viện tại TP. Hồ Chí Minh.
- Cơ sở Học viện tại Miền Trung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?