Học tại chức là gì? Học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? Quy định về chương trình học tại chức?
Học tại chức là gì?
Học tại chức là một khái niệm quen thuộc dành cho những người đã đi làm nhưng muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng. Chương trình này hướng tới việc cung cấp cơ hội học tập cho những người vừa làm vừa học, giúp họ bổ sung kiến thức, nâng cao chuyên môn và cải thiện nghiệp vụ.
Cụm từ “tại chức” ban đầu được áp dụng cho những cán bộ, chiến sĩ phải tạm dừng việc học để tham gia kháng chiến, và nay họ có thể trở lại học tập. Theo thời gian, thuật ngữ “học tại chức” đã được thay thế bằng cụm từ “đào tạo vừa làm vừa học”, phản ánh rõ hơn bản chất của hình thức học này.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Học tại chức là gì? Học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? (hình từ Internet)
Quy định về chương trình học tại chức như thế nào?
Chương trình học tại chức hay chương trình đào tạo vừa làm vừa học được quy định như sau:
Theo Luật Giáo dục đại học , hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.
Tại Điều 4 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định hình thức đào tạo vừa làm vừa học như sau:
- Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 của Quy chế kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;
- Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
Học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? Hồ sơ, thủ tục xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định những trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ như sau:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
h) Dân quân thường trực
Theo quy định trên, chỉ có học sinh, sinh viên đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì mới được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Người học tại chức hay hệ đào tạo vừa làm vừa học không phải hình thức đào tạo chính quy theo quy định của pháp luật hiện hành. Vì thế không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Hồ sơ, thủ tục xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau:
(1) Hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
- Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình
Xem và tải mẫu đơn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mới nhất:
- Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
(2) Thủ tục, trình tự xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
Bước 1: Nộp hồ sơ xin hoãn nghĩa vụ quân sự tại UBND cấp xã khi có lệnh gọi nhập ngũ
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ kiểm tra hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, xác minh đối tượng tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu hồ sơ hợp lệ. (Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015)
Đồng thời căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định:
Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định.
Đối với thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ theo Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?