Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú nghỉ học để chữa bệnh được hưởng học bổng trong thời gian bao lâu?
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú nghỉ học để chữa bệnh được hưởng học bổng trong thời gian bao lâu?
Về học bổng của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, tại khoản 2 và khoản 14 Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT có quy định như sau:
Chế độ đối với học sinh
Học sinh đang học tại các trường trên được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
...
2. Học bổng:
- Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh, huyện và các trường dự bị đại học dân tộc được hưởng học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước và được hưởng 12 tháng trong năm, đối với các chương trình đào tạo có thời gian dưới 01 năm hoặc có thời gian học năm cuối không đủ 12 tháng thì học bổng được cấp theo số tháng thực học của năm học đó theo quy định tại mục II, Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/04/2008 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Trường hợp học sinh bị kỷ luật buộc thôi học thì không được nhận học bổng chính sách.
- Trường hợp học sinh bị đình chỉ học tập thì không được nhận học bổng trong thời gian bị đình chỉ, trừ trường hợp dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban hoặc dừng học vì lý do khác (không do kỷ luật hoặc tự thôi học).
- Trường hợp học sinh không được lên lớp (lưu ban) thì năm học lưu ban đó chỉ được hưởng 1/2 suất học bổng, đến năm thứ 3 vẫn không đạt yêu cầu học tập thì trả về địa phương. Mỗi học sinh chỉ được phép lưu ban 1 lần trong mỗi bậc học.
- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học dân tộc thuộc diện được hưởng học bổng chính sách, nhưng đồng thời là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi theo Điều 31, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về việc “Hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng”, thì vẫn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
...
14. Các quy định khác:
- Đối với học sinh không được học tiếp tại trường do không tốt nghiệp, bị kỷ luật buộc thôi học, thôi học do ốm đau dài hạn thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không được tiếp tục hưởng các khoản trợ cấp quy định trong Thông tư này.
- Trường hợp bị tạm giam thì trong thời gian bị tạm giam không được hưởng học bổng.
- Học sinh nghỉ học để chữa bệnh vẫn được hưởng học bổng nhưng tối đa không quá ba tháng. Trong trường hợp học sinh phải trả về gia đình thì được thanh toán tiền tàu xe kể cả người đi theo phục vụ.
Theo đó học sinh theo học tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng học bổng theo quy định tại khoản 2 nêu trên.
Trường hợp học sinh phải nghỉ học để chữa bệnh thì vẫn được hưởng học bổng này, tuy nhiên thời gian hưởng tối đa không quá ba tháng.
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (Hình từ Internet)
Chế độ ưu đãi về sức khỏe cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT quy định về chế độ ưu đãi cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó chi bảo vệ sức khỏe được thực hiện như sau:
- Chi mua sổ khám sức khỏe và tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho học sinh.
- Chi mua bảo hiểm Y tế, mua thuốc thông thường cho học sinh đặt tại tủ thuốc của trường.
Học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú có các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú Ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực: từ ngày 10/04/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền của học sinh dân tộc nội trú
Ngoài các nhiệm vụ và quyền của học sinh được quy định tại Điều lệ trường trung học, học sinh dân tộc nội trú còn có nhiệm vụ và quyền sau:
1. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác.
2. Được ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.
3. Khi có nhu cầu cá nhân tham gia các hoạt động ngoài nhà trường, học sinh phải xin phép theo quy định của nhà trường./.
Trước đây, tại Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực: từ ngày 10/04/2023) thì học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh
Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, học sinh trường PTDTNT còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng văn hóa của các dân tộc khác.
2. Chấp hành nghiêm túc sự phân công đi học ngành, nghề và sự phân công công tác theo yêu cầu của địa phương.
3. Được ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?