Học sinh gây tai nạn giao thông, gia đình hay nhà trường sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Xác định thiệt hại khi học sinh gây tai nạn?
Pháp luật quy định độ tuổi nào thì được đi xe máy?
Căn cứu theo khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:
- Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
+ Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
+ Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
+ Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Như vậy, trong trường hợp này em gái của bạn đang học lớp 11 (17 tuổi) nên đủ điều kiện để lái xe máy dưới 50 phân khối.
Học sinh gây tai nạn giao thông, gia đình hay nhà trường sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Học sinh gây tai nạn giao thông, gia đình hay nhà trường sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Theo đó, trường hợp này em gái của bạn gây tai nạn là đang trên đường đi học về thì trách nhiệm của nhà trường chỉ trực tiếp quản lý khi học sinh học tập tại trường. Nhà trường sẽ không phải trực tiếp quản lý học sinh khi hết giờ học trên trường, học sinh ra về. Như vậy, trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về em gái bạn và gia đình bạn.
Xác định những khoản chi phí phải bồi thường khi học sinh gây tai nạn giao thông?
Gây tai nạn đồng nghĩa với xâm hại đến sức khỏe thậm chí tính mạng của người khác. Khi đó, nếu gây tai nạn giao thông thì phải bồi thường các chi phí được quy định cụ thể tại Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 sau đây:
Gây thiệt hại về sức khỏe của người bị tai nạn giao thông
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị tai nạn trong thời gian điều trị
- Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị tai nạn phải gánh chịu.
Gây thiệt hại về tính mạng của người bị tai nạn giao thông
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt mạng do tai nạn giao thông có nghĩa vụ cấp dưỡng
- Một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị tai nạn
- Các chi phí khi sức khỏe bị thiệt hại.
Như vậy, em gái bạn sẽ phải bồi thường những tổn thất về sức khỏe bao gồm khám chữa và điều trị về việc gãy chân của người bị tai nạn giao thông. Những chi phí hợp lý để bù đắp tổn thất tinh thần. Trong trường hợp em gái của bạn không có tài sản để bồi thường thì gia đình là người đại diện pháp luật của em gái bạn phải chịu bồi thường những khoản chi phí này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?