Học sinh bị giáo viên chủ nhiệm đánh trong trường học sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Học sinh bị giáo viên chủ nhiệm đánh trong trường học sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Do vi phạm nội quy nhà trường, con tôi bị cô chủ nhiệm đánh tay, làm tay con tôi bầm tím. Tôi biết giáo viên không được đánh học sinh dù là nhẹ.

Giáo viên chủ nhiệm có được đánh học sinh vi phạm trong trường học không?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định về ứng xử của giáo viên nói chung như sau:

“Điều 6. Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
3. Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
4. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
5. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.”

Như vậy, giáo viên nói chung không được trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại học sinh dù bất kỳ lý do gì. Cho nên giáo viên chủ nhiệm không được vì lý do học sinh vi phạm mà đánh học sinh của mình.

Giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh

Giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh (Hình từ Internet)

Đánh học sinh thì giáo viên chủ nhiệm có thể bị xử phạt hành chính không?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 28. Vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.”

Như vậy đối với giáo viên chủ nhiệm có hành vi đánh học sinh thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, và có thể buộc xin lỗi công khai nếu có yêu cầu.

Giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh có bị xử lý kỷ luật viên chức không?

Căn cứ theo Điều 16, Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định:

"Điều 16. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
3. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
...
Điều 17. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
b) Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.
..."

Như đã phân tích thì việc giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh đã vi phạm quy tắc ứng xử của giáo viên, tùy theo hậu quả mà giáo viên này có bị xử lý kỷ luật viên chức hay không.

Trường hợp vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì giáo viên này sẽ bị xử lý theo quy chế nội bộ của nhà trường như bị nhắc nhỡ... Trường hợp đã được nhắc nhỡ bằng văn bản nhưng vẫn vi phạm thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định trên.

Giáo viên chủ nhiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giáo viên chủ nhiệm có được tự chỉ định lớp trưởng không?
Pháp luật
Những lời nhận xét hay của giáo viên chủ nhiệm trong học bạ năm học 2024 2025 các cấp? Ghi nhận xét của GVCN trong học bạ?
Pháp luật
Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT? Ghi nội dung Sổ chủ nhiệm THPT như thế nào? Tải về file word Mẫu Sổ chủ nhiệm THPT?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo thành tích giáo viên chủ nhiệm giỏi file word mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo thành tích công tác chủ nhiệm giỏi?
Pháp luật
Mẫu báo cáo giáo viên chủ nhiệm các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng dành cho học sinh tiểu học mới nhất?
Pháp luật
Mẫu Sổ chủ nhiệm dành cho giáo viên chủ nhiệm tiểu học? Cách ghi sổ chủ nhiệm tiểu học chi tiết nhất?
Pháp luật
Mẫu sổ chủ nhiệm THCS dành cho giáo viên chủ nhiệm? Sổ chủ nhiệm THCS có phải là tài liệu chuyên môn nghiệp vụ không?
Pháp luật
Lời giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp 2024 hay nhất? Lời chào khi nhận lớp mới của giáo viên thế nào?
Pháp luật
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm mời phụ huynh học sinh khi xử lý học sinh cấp 2 đánh nhau ngoài giờ đi học không?
Pháp luật
Học sinh bị giáo viên chủ nhiệm đánh trong trường học sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Giáo viên chủ nhiệm phải kiêm nhiệm những công tác chuyên môn khác thì có được giảm định mức tiết dạy hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên chủ nhiệm
7,890 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên chủ nhiệm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên chủ nhiệm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào