Hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 32 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân
1. Khi được người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao nhiệm vụ xác minh, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi nhiệm vụ được giao.
2. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xem xét làm rõ sự việc được xác minh.
Kết thúc việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân báo cáo với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp giải quyết.
3. Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên không xem xét, giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.
Theo đó, hoạt động xác minh của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước được pháp luật quy định như sau:
Khi được người đứng đầu cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ xác minh, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình thực hiện việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xem xét làm rõ sự việc được xác minh.
Kết thúc việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân báo cáo với người đứng đầu cơ quan nhà nước về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp giải quyết.
Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, người đứng đầu cơ quan nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân.
Trường hợp kiến nghị không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.
Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên không xem xét, giải quyết thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)
Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước do ai quyết định?
Theo Điều 23 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:
Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân và do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động quyết định.
Trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh phân tán thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Như vậy, căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân và do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động quyết định.
Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước gồm bao nhiêu người?
Theo Điều 23 Nghị định 159/2016/NĐ-CP và tiểu mục 2 Mục 1 Hướng dẫn 1271/HD-TLĐ năm 2017 quy định như sau:
TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN
...
2. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, Ban TTND ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có từ 3 đến 9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, BCH công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên Ban TTND để trình Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức (Hội nghị CBCCVC) hoặc Hội nghị người lao động (Hội nghị NLĐ) quyết định.
Trường hợp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh phân tán thì BCH công đoàn cơ sở quyết định số lượng thành viên Ban TTND phù hợp nhiều hơn số lượng nêu trên, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
...
Theo đó, thành viên Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước gồm 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?