Hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 3? Lương tăng ca ngày Giỗ Tổ Hùng Vương gấp mấy lần?
Hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 3?
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của nước ta theo quy định pháp luật căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP.
Năm 2025 thì mùng 10 tháng 3 Âm lịch sẽ rơi vào ngày 07 tháng 4 Dương lịch (nhằm thứ Hai).
Đồng thời, căn cứ tại tiểu mục 1.2 mục 1 phần II Hướng dẫn 179-HD/BTGTW 2025 tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025, trong đó hướng dẫn các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3) như sau:
(1) Nội dung tuyên truyền
- Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; giáo dục các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hướng về cội nguồn của dân tộc, tưởng nhớ, tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất nước và con người Việt Nam được vun đắp, hình thành từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh, trong đó có việc bảo tồn và phát huy các di sản, di tích thời đại Hùng Vương; cổ vũ các tầng lớp Nhân dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về cội nguồn dân tộc, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh, hạnh phúc.
- Vai trò sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; tôn vinh tập thể, cá nhân có những công lao, đóng góp đối với việc xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(2) Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trọng tâm
- Tại Phú Thọ: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ.
- Các tỉnh, thành phố, các ban, bộ, ngành Trung ương: Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin, cổ động trực quan và các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao.
>>> Xem thêm: Mùng 10 3 năm nay rơi vào thứ mấy? NLĐ có được nghỉ bù không? Lễ hội mùng 10 3 diễn ra vào thời gian nào?
Hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 3? Lương tăng ca ngày Giỗ Tổ Hùng Vương gấp mấy lần? (Hình từ Internet)
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được diễn ra ở đâu? Lễ hội tổ chức cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo truyền thuyết dân gian, Lạc Long Quân và Âu Cơ là Thủy Tổ của người Việt, cha mẹ các Vua Hùng. Vì vậy, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn gọi là Lễ Hội Đền Hùng, có ý nghĩa đặc biệt trong lòng người Việt.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ, kéo dài từ mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch, nhằm từ thứ Bảy (29/3) đến thứ Hai (07/4).
Trước đó, các hoạt động văn hóa dân gian diễn ra trong suốt tuần lễ, kết thúc bằng Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng vào ngày chính hội (mùng 10 tháng 3).
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
(1) Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
(2) Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
(3) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
(4) Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
(5) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
(6) Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
(7) Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Lương tăng ca ngày Giỗ Tổ Hùng Vương lương gấp mấy lần?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
...
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Như vậy, nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ, người lao động không những được nhận tiền lương ngày nghỉ lễ mà còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Lương 01 ngày cộng thêm ít nhất 300% tiền lương của ngày đi làm hôm đó. Tổng cộng số tiền lương mà người lao động làm việc vào ban ngày có thể được hưởng ít nhất là 400% lương của ngày làm việc bình thường.
Đối với trường hợp làm vào ban đêm của ngày nghỉ lễ, thì số tiền lương ít nhất mà người lao động nhận được sẽ là 490% lương của ngày làm việc bình thường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền đăng ký giám sát giám hộ? Thủ tục đăng ký giám sát việc giám hộ được quy định như thế nào?
- Ai có thẩm quyền bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân? Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân đương nhiên bị bãi nhiệm khi bị bãi nhiệm Hội thẩm đúng không?
- Hợp chất hữu cơ là gì? Ví dụ về hợp chất hữu cơ? Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ là yêu cầu cần đạt của học sinh lớp mấy?
- Ngày 1 tháng 4 có gì đặc biệt? Ngày 1 tháng 4 cung gì? Ngày 1 tháng 4 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
- Quyết định 266 đặc xá dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4: Thời gian đã chấp hành phạt tù để xét đặc xá tính đến ngày nào?