Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bằng phương tiện nào? Nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử?

Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bằng phương tiện nào? Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử là một nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử đúng không? Nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử gồm những nguyên tắc nào?

Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bằng phương tiện nào?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
2. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động phát triển thương mại điện tử theo từng giai đoạn nhằm mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giao dịch thương mại trong nước và xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại điện tử theo hướng hiện đại hóa.
3. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.
...

Như vậy, hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.


Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bằng phương tiện nào? Nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử? (Hình từ Internet)

Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử là một nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử đúng không?

Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy định tại Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) như sau:

Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.
3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.
4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.
5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.
7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.
8. Thống kê về thương mại điện tử.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

Như vậy, quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử là một trong các nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử theo quy định pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử gồm những nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP), nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử gồm những nguyên tắc sau đây:

(1) Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

(2) Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.

(3) Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

- Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

- Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;

- Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(4) Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.

Hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

(5) Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng và pháp luật có liên quan khác.

Xem thêm:

>> Lãi suất VietBank tháng 8/2024 cập nhật mới nhất

>> Dự kiến có 8 Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Hoạt động thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bằng phương tiện nào? Nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử?
Pháp luật
Cá nhân có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử là khoản thu nhập từ tiền công tiền lương hay thu nhập từ hoạt động kinh doanh?
Pháp luật
Hoạt động thương mại điện tử được tổ chức dưới các hình thức nào? Khi hoạt động thương mại điện tử cần đảm bảo các nguyên tắc gì?
Pháp luật
Website cung cấp thông tin thống kê kết quả xổ số tự chọn mega 6/45 có thuộc hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử không? Có phải xin giấy phép hoạt động hay không?
Pháp luật
Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý không? Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử là những đối tượng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động thương mại điện tử
18 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động thương mại điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động thương mại điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào