Hoạt động thi công, thí nghiệm trong giếng khoan có phải đi kèm các quy định về bảo vệ nước dưới đất hay không?
Hoạt động thiết kế, thi công giếng khoan có cần phải thực hiện bảo vệ nước dưới đất?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT quy định về yêu cầu bảo vệ nước dưới đất đối với hoạt động thiết kế, thi công giếng khoan được quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan (sau đây gọi chung là giếng khoan) trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất, khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác có liên quan đến nước dưới đất phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất sau:
- Thực hiện các quy định tại Thông tư số 59/2015/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất.
- Chèn cách ly bằng đất sét tự nhiên hoặc vật liệu có tính chất thấm nước tương đương đất sét xung quanh thành giếng khoan và ống chống tạm thời. Trong phạm vi bán kính tối thiểu 01m xung quanh miệng giếng khoan phải gia cố, tôn cao bằng đất sét tự nhiên hoặc các vật liệu chống thấm khác để ngăn ngừa nước bẩn từ trên mặt đất chảy trực tiếp vào giếng khoan hoặc thấm qua thành, vách giếng khoan vào tầng chứa nước.
- Không dùng nước thải, nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ, hóa chất độc hại làm dung dịch khoan hoặc pha trộn dung dịch khoan để đưa vào giếng khoan; không để rò rỉ nhiên liệu, dầu mỡ ra môi trường xung quanh khu vực giếng khoan.
- Bảo đảm ổn định của môi trường đất xung quanh khu vực giếng khoan trong quá trình khoan và khi thực hiện các công việc nghiên cứu, thí nghiệm trong giếng khoan hoặc trong quá trình sử dụng giếng khoan.
- Đối với giếng khoan có thời gian dự kiến hoạt động từ hai (02) năm trở lên thì phải thực hiện việc chống ống và trám cách ly, bảo đảm ngăn nước từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước hoặc nước của các tầng chứa nước có chất lượng khác nhau lưu thông qua thành giếng khoan.
- Trường hợp khi thi công hoặc trong quá trình sử dụng giếng khoan mà gây sự cố sụt, lún đất và các sự cố bất thường khác thì phải dừng ngay việc thi công, sử dụng, kịp thời xử lý, khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại (nếu có); thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) nơi xảy ra sự cố.
- Đối với các giếng khoan không sử dụng hoặc bị hỏng trong quá trình thi công, sử dụng thì phải xử lý, trám lấp theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Yêu cầu bảo vệ nước dưới đất khi thực hiện thí nghiệm trong giếng khoan được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân thi công, sử dụng giếng khoan khi thực hiện thí nghiệm trong giếng khoan phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phương pháp, cách thức thí nghiệm trong giếng khoan được thể hiện đầy đủ trong các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, hồ sơ kỹ thuật thi công công trình. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp trong quá trình thí nghiệm xảy ra sự cố sụt, lún đất, rạn nứt nhà cửa, công trình xây dựng xung quanh hoặc sự cố bất thường khác thì phải dừng ngay, kịp thời xử lý, khắc phục, bồi thường thiệt hại (nếu có); thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xảy ra sự cố.
- Hóa chất, chất phóng xạ sử dụng trong quá trình thí nghiệm phải thuộc danh mục hóa chất, chất phóng xạ được phép sử dụng theo quy định của pháp luật, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
- Có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để nước thải, nước có chứa chất độc hại vào trong giếng khoan.
- Trường hợp thí nghiệm bơm hút nước, ngoài việc thực hiện các quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này còn phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nước bơm lên phải thu gom, dẫn cách xa miệng giếng khoan ít nhất 10m, bảo đảm không gây ngập úng và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh;
+ Không gây hạ thấp mực nước quá mức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khai thác của các công trình khai thác nước dưới đất lân cận;
+ Trường hợp nước bơm lên có dấu hiệu bất thường hoặc làm chết động vật, thực vật trong khu vực thì phải dừng ngay việc bơm nước, kịp thời xử lý, khắc phục, bồi thường thiệt hại (nếu có); thông báo kịp thời tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi xảy ra sự cố.
Bảo vệ nước dưới đất trong thiết kế, thi công, thí nghiệm giếng khoan
Việc bảo vệ nước dưới đất được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc bảo vệ nước dưới đất theo quy định tại Điều 3 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT như sau:
- Bảo vệ nước dưới đất lấy phòng ngừa làm chính, chú trọng việc bảo vệ nguồn nước dưới đất tại các khu vực bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác, các khu vực cấp nước sinh hoạt, khu vực đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề, khu dân cư tập trung, các vùng khan hiếm nước, các khu vực nước dưới đất có nguy cơ bị cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn và các khu vực có nguy cơ bị sụt, lún đất.
- Bảo vệ nước dưới đất phải gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước dưới đất; gắn với các hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ nước dưới đất phải xem xét, thực hiện ngay trong giai đoạn lập các quy hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đối với các dự án đầu tư có hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc có hoạt động khoan, đào gây ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nước dưới đất thì việc bảo vệ nước dưới đất phải thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về nguyên tắc bảo vệ nước dưới đất cũng như những yêu cầu bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động thiết kế, thi công, thí nghiệm trong giếng khoan. Mỗi cá nhân, tổ chức cần nhận ra được tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ nước dưới đất để có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?