Hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định bao gồm những hoạt động nào?
- Hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định bao gồm những hoạt động nào?
- Những tổ chức, khách hàng Việt Nam nào được Ngân hàng Phát triển mở tài khoản hoạt động thanh toán trong nước?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được mở tài khoản hoạt động thanh toán trong nước cho các tổ chức nước ngoài không?
Hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định như sau:
Đối tượng và phạm vi áp dụng.
1- Quy chế này áp dụng cho các đối tượng sau:
a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
b) Người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm các tổ chức, khách hàng có quan hệ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, vay vốn ODA, uỷ thác cho vay, uỷ thác cấp phát qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các nhiệm vụ khác có liên quan có sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2- Quy chế này áp dụng cho các hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển, bao gồm:
a) Mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
b) Thực hiện và sử dụng dịch vụ thanh toán;
c) Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán.
3- Mọi hoạt động thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải chấp hành các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thanh toán.
Như vậy, theo quy định thì hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:
(1) Mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
(2) Thực hiện và sử dụng dịch vụ thanh toán;
(3) Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán.
Hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định bao gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Những tổ chức, khách hàng Việt Nam nào được Ngân hàng Phát triển mở tài khoản hoạt động thanh toán trong nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán như sau:
Mở và sử dụng tài khoản thanh toán.
1- Ngân hàng Phát triển Việt Nam được mở tài khoản cho hoạt động thanh toán của các tổ chức, khách hàng có quan hệ tín dụng, có sử dụng dịch vụ thanh toán nêu tại Khoản 1 Điều 1 quy chế này, bao gồm:
a) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- Các tổ chức tài chính, tín dụng;
- Khách hàng có quan hệ vay vốn tín dụng nhà nước, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Khách hàng có quan hệ vay nợ, viện trợ từ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn theo hiệp định của Chính phủ;
- Khách hàng có quan hệ vay tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu;
- Khách hàng có quan hệ uỷ thác cho vay, uỷ thác cấp phát qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Khách hàng khác có liên quan đến nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhu cầu thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
b) Các tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nơi mà tổ chức đó được thành lập và được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
2- Loại tài khoản thanh toán, tính chất, điều kiện, thủ tục mở và sử dụng tài khoản thanh toán; phong toả, đóng tài khoản thanh toán do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Như vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được mở tài khoản cho hoạt động thanh toán trong nước đối với các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
(1) Các tổ chức tài chính, tín dụng;
(2) Khách hàng có quan hệ vay vốn tín dụng nhà nước, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
(3) Khách hàng có quan hệ vay nợ, viện trợ từ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn theo hiệp định của Chính phủ;
(4) Khách hàng có quan hệ vay tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu;
(5) Khách hàng có quan hệ uỷ thác cho vay, uỷ thác cấp phát qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
(6) Khách hàng khác có liên quan đến nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhu cầu thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được mở tài khoản hoạt động thanh toán trong nước cho các tổ chức nước ngoài không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán như sau:
Mở và sử dụng tài khoản thanh toán.
1- Ngân hàng Phát triển Việt Nam được mở tài khoản cho hoạt động thanh toán của các tổ chức, khách hàng có quan hệ tín dụng, có sử dụng dịch vụ thanh toán nêu tại Khoản 1 Điều 1 quy chế này, bao gồm:
a) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- Các tổ chức tài chính, tín dụng;
- Khách hàng có quan hệ vay vốn tín dụng nhà nước, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Khách hàng có quan hệ vay nợ, viện trợ từ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn theo hiệp định của Chính phủ;
- Khách hàng có quan hệ vay tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu;
- Khách hàng có quan hệ uỷ thác cho vay, uỷ thác cấp phát qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Khách hàng khác có liên quan đến nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhu cầu thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
b) Các tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nơi mà tổ chức đó được thành lập và được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
...
Như vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được mở tài khoản cho hoạt động thanh toán trong nước đói với các tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nơi mà tổ chức đó được thành lập và được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?