Hoạt động khai thác đất để bán có phải là khai thác khoáng sản không? Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản là gì?

Tôi là chủ một doanh nghiệp khai thác đất để bán san lấp mặt bằng. Cho tôi hỏi hoạt động khai thác đất để bán có phải là khai thác khoáng sản không? Nguyên tắc hoạt động khoáng sản là gì? Những hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản?

Hoạt động khai thác đất để bán có phải là khai thác khoáng sản không?

Tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
2. Đất, đá làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản."

Như vậy, đất làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đảm bảo điều kiện tại Khoản 1 Điều 64 Luật Khoáng sản 2010 có nêu:

"Điều 64. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:
a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
c) Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
d) Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
đ) Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;
e) Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;
g) Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
h) Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam."

Như vậy, việc xác định hoạt động khai thác đất để bán có phải là khai thác khoáng sản không thì cần căn cứ theo quy định nêu trên.

Đất sét dùng làm ngói, gạch khi khai thác sẽ được xem là khai thác khoáng sản.

Hoạt động khai thác đất để bán có phải là khai thác khoáng sản không?

Hoạt động khai thác đất để bán có phải là khai thác khoáng sản không? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động khoáng sản được quy định như thế nào?

Nguyên tắc hoạt động khoáng sản được quy định tại Điều 4 Luật Khoáng sản 2010 như sau:

"Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản
1. Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
4. Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản."

Như vậy, nguyên tắc hoạt động khoáng sản được quy định như trên.

Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản là gì?

Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 8 Luật Khoáng sản 2010 như sau:

"Điều 8. Những hành vi bị cấm
1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
5. Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
6. Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật."

Như vậy, những hành vi trên là những hành vi bị cấm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.

Khai thác khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Từ 15/7/2023, có 03 trường hợp khai thác khoáng sản được miễn phí bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc nhóm đất nào? Đối tượng nào được Nhà nước cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản?
Pháp luật
Khi ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có phải tính yếu tố trượt giá không?
Pháp luật
Hợp tác xã hoạt động khai thác khoáng sản có được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Tạm ngừng hoạt động khai thác khoáng sản một thời gian có cần xin Giấy phép mới khi hoạt động lại không?
Pháp luật
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là gì? Nhà nước có được thu hồi đất để khai thác khoáng sản không?
Pháp luật
Điều kiện để khai thác cát đá sỏi cần thực hiện những gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Không có giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Thu lợi bất chính từ việc thăm dò khoáng sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là gì? Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cần những gì và thực hiện trong bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện, thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác suối nước nóng cần thực hiện những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản bao gồm những ai? Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác khoáng sản
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
4,561 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai thác khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào