Hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tập trung vào những lĩnh vực cụ thể nào?
Nhà nước có những chính sách gì về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật?
Theo Điều 5 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật
1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực; xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, dự báo và cảnh báo sinh vật gây hại; nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại, giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại và các biện pháp quản lý sinh vật gây hại theo hướng bền vững.
2. Hỗ trợ xây dựng các vùng không nhiễm sinh vật gây hại; xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật gắn với dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; chống dịch, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất sau khi dịch hại xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn.
3. Khuyến khích xây dựng khu công nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống thu gom, xử lý thuốc bảo vệ thực vật và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; sản xuất, sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật từ vật liệu dễ tái chế; tập huấn, phổ biến sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người sử dụng thuốc.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bảo đảm nguồn lực để thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; khuyến khích công nhận và thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Theo đó, trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì Nhà nước có những chính sách được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có chính sách đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bảo đảm nguồn lực để thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; khuyến khích công nhận và thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Hình từ Internet)
Hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tập trung vào những lĩnh vực cụ thể nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
1. Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin về phòng, chống sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật.
2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương là đầu mối trao đổi thông tin về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động hợp tác quốc tế.
Theo quy định trên, hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin về phòng, chống sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật.
Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ
...
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Tổ chức thực hiện công tác phát hiện, dự báo, cảnh báo sinh vật gây hại thực vật; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chỉ đạo phòng, chống dịch;
...
i) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
k) Thống kê về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
l) Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đề xuất việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
m) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
...
Như vậy, cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?