Hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định thế nào?
Hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 89/2009/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động đối ngoại biên phòng như sau:
Nguyên tắc hoạt động đối ngoại biên phòng
1. Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bình đẳng, hữu nghị và cùng có lợi.
2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán quốc tế.
3. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoạt động theo phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng và an ninh.
4. Trong quan hệ đối ngoại phải bảo đảm an toàn nội bộ, giữ nghiêm kỹ luật, thận trọng, chặt chẽ theo đúng nội dung, chương trình kế hoạch đã được phê duyệt.
Theo đó, hoạt động đối ngoại biên phòng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bình đẳng, hữu nghị và cùng có lợi.
Hoạt động đối ngoại biên phòng (Hình từ Internet)
Hoạt động đối ngoại biên phòng gồm những nội dung nào?
Theo Điều 4 Nghị định 89/2009/NĐ-CP quy định về nội dung hoạt động đối ngoại biên phòng như sau:
Nội dung hoạt động đối ngoại biên phòng
1. Thực hiện và tham gia đàm phán, trao đổi, hội đàm định kỳ hoặc đột xuất với các cơ quan hữu quan tương ứng của nước láng giềng về tình hình thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới, các Thỏa thuận về công tác biên phòng; hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, tình hình an ninh, trật tự; phòng chống thiên tai, dịch bệnh…. ở khu vực biên giới, cửa khẩu và giải quyết các vụ việc liên quan đến hai bên biên giới thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.
2. Phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng trong quản lý, bảo vệ biên giới và hệ thống mốc quốc giới, giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới, cửa khẩu; kịp thời phát hiện, giải quyết có hiệu quả hoạt động xâm canh, xâm cư, vượt biên trái phép, ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, chất ma túy, cướp, buôn bán người qua biên giới, hoạt động rửa tiền, khủng bố, các tội phạm khác và các hoạt động tuyên truyền kích động gây rối an ninh, chia rẽ quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa chính quyền và nhân dân hai bên biên giới.
3. Trao trả, tiếp nhận người, tang vật, phương tiện vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới.
4. Tiếp xúc, gặp gỡ nhân viên, cán bộ của lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng hoặc thăm viếng xã giao theo quy định.
5. Thực hiện các hoạt động đối ngoại biên phòng khác.
Theo đó, hoạt động đối ngoại biên phòng gồm những nội dung được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nội dung về trao trả, tiếp nhận người, tang vật, phương tiện vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới.
Chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 89/2009/NĐ-CP về chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng như sau:
Chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng
1. Tuyệt đối giữ bí mật nhà nước, bí mật quốc phòng, an ninh khi thực hiện hoạt động đối ngoại biên phòng. Nghiêm cấm mọi quan hệ trái phép, phát ngôn làm lộ bí mật nhà nước, làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng.
2. Việc sử dụng tài liệu, tư liệu, mẫu vật thuộc bí mật quân sự, bí mật nhà nước phục vụ cho việc trao đổi, làm việc phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Không được lợi dụng quan hệ đối ngoại để buôn bán, trao đổi, tặng, biếu và nhận quà nhằm mục đích trục lợi.
Như vậy, chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng là tuyệt đối giữ bí mật nhà nước, bí mật quốc phòng, an ninh khi thực hiện hoạt động đối ngoại biên phòng.
Đồng thời nghiêm cấm mọi quan hệ trái phép, phát ngôn làm lộ bí mật nhà nước, làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?