Hoạt động đo lường là gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội nghề nghiệp về đo lường được quy định ra sao?
- Hoạt động đo lường là gì?
- Hoạt động đo lường được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Hoạt động đo lường nào bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật hiện nay?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội nghề nghiệp về đo lường là gì?
- Người tiêu dùng có các quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến hoạt động đo lường?
Hoạt động đo lường là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo.
2. Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.
...
Chiếu theo quy định này thì hoạt động do lường được hiểu là việc:
- Thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường;
- Sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường;
- Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
- Thực hiện phép đo;
- Định lượng đối với hàng đóng gói sẵn;
- Quản lý về đo lường;
- Thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.
Hoạt động đo lường là gì? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội nghề nghiệp về đo lường được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Hoạt động đo lường được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Đo lường 2011 quy định về nguyên tắc hoạt động đo lường như sau:
Nguyên tắc hoạt động đo lường
1. Đo lường phải bảo đảm tính thống nhất, chính xác.
2. Hoạt động đo lường phải bảo đảm:
a) Minh bạch, khách quan, chính xác; công bằng giữa các bên trong mua bán, thanh toán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) An toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường;
c) Thuận lợi cho giao dịch thương mại trong nước và quốc tế;
d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường;
đ) Phù hợp với thông lệ quốc tế;
e) Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hoạt động đo lường trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối chiếu với quy định này thì hoạt động đo lường được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
(1) Minh bạch, khách quan, chính xác; công bằng giữa các bên trong mua bán, thanh toán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
(2) An toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường;
(3) Thuận lợi cho giao dịch thương mại trong nước và quốc tế;
(4) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường;
(5) Phù hợp với thông lệ quốc tế;
(6) Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hoạt động đo lường trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hoạt động đo lường nào bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật hiện nay?
Tại Điều 7 Luật Đo lường 2011 quy định như sau:
Những hành vi bị cấm
1. Lợi dụng hoạt động đo lường để gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cố ý làm sai lệch phương tiện đo, kết quả đo.
3. Cố ý cung cấp sai, giả mạo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
4. Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa nội dung trên dấu định lượng, dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định.
Trên đây là các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo lường do pháp luật quy định.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội nghề nghiệp về đo lường là gì?
Theo Điều 41 Luật Đo lường 2011 quy định tổ chức xã hội - nghề nghiệp về đo lường có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Tư vấn, phản biện, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, quy hoạch phát triển về đo lường theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ về đo lường theo quy định của pháp luật.
- Được cung cấp thông tin về đo lường theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về đo lường; vận động tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về đo lường.
- Kiến nghị cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, giải quyết vi phạm pháp luật về đo lường.
Người tiêu dùng có các quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến hoạt động đo lường?
Tại Điều 40 Luật Đo lường 2011 quy định người tiêu dùng có các quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến hoạt động đo lường:
(1) Người tiêu dùng có các quyền sau đây:
- Được cung cấp thông tin trung thực về lượng hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường đã mua;
- Yêu cầu người bán hàng đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 của Luật này để kiểm tra phương tiện đo, thực hiện phép đo, lượng hàng hóa đã mua;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đo lường;
- Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trợ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người tiêu dùng có các nghĩa vụ sau đây:
- Thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hoạt động đo lường của tổ chức, cá nhân xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng;
- Không được lợi dụng quy định về đo lường để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?