Hoạt động đầu tư công bao gồm những gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động đầu tư công?
Hoạt động đầu tư công bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 18 Điều 4 Luật Đầu tư công 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công.
...
Theo như quy định trên thì hoạt động đầu tư công bao gồm:
- Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công;
- Lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công;
- Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công;
- Nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công;
- Theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công.
Hoạt động đầu tư công bao gồm những gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động đầu tư công? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động đầu tư công?
Căn cứ theo Điều 83 Luật Đầu tư công 2024 quy định nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động đầu tư công cụ thể như sau:
- Thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư công.
- Trình Quốc hội ban hành luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết về đầu tư công.
- Ban hành văn bản pháp luật về quản lý đầu tư công theo thẩm quyền.
- Quy định việc quản lý thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng; quy định việc quản lý thực hiện chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
- Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
- Lập và trình Quốc hội quyết định, điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
- Lập và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn hằng năm đã được Quốc hội quyết định.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Quyết định phân bổ, giao dự toán chi tiết số vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết của kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương.
- Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kiểm tra thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chính sách đầu tư công của các địa phương.
Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong hoạt động đầu tư công thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Đầu tư công 2024 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong hoạt động đầu tư công như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư công và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư công, các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xác định vốn đầu tư ngân sách nhà nước chi cho đầu tư công của quốc gia theo từng ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
- Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước;
- Tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của quốc gia; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia theo thẩm quyền quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công 2024;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Điều 36 Luật Đầu tư công 2024;
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định chung về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia; tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định, giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm nguồn ngân sách trung ương của các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người sử dụng lao động không thực hiện hay không?
- Gợi ý 24 câu chúc mừng thăng chức dành cho đồng nghiệp? Khi nào viên chức được xem xét để thăng chức?
- Ca dao tục ngữ về đạo đức con người hay nhất? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ nói về đạo đức lớp 5? Mục tiêu giáo dục là gì?
- Ban Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan thuộc Cục Hải quan có tư cách pháp nhân không theo Quyết định 03?
- Tổng hợp kiến thức vật lý cho học sinh thi THPT Quốc Gia? Nội dung đề thi THPT Quốc Gia đối với môn vật lý phải đáp ứng điều gì?