Hoạt động chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài bị hạn chế trong những trường hợp nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Cho tôi hỏi hoạt động chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài bị hạn chế trong những trường hợp nào? Câu hỏi của chị Ngọc Hiền ở Đồng Nai.

Hoạt động chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài bị hạn chế trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về công nghệ hạn chế chuyển giao như sau:

Công nghệ hạn chế chuyển giao
1. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây:
a) Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;
b) Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;
d) Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;
e) Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;
g) Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
2. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp sau đây:
a) Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;
b) Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.
3. Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.

Theo quy định trên, hoạt động chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài bị hạn chế trong những trường hợp sau:

+ Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam.

+ Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.

Chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ (Hình từ Internet)

Người chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ thì bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 25 Nghị định 51/2019/NĐ-CP về vi phạm trong đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:

Vi phạm trong đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền tối đa trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, người chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ là bao lâu?

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ là 02 năm.

Chuyển giao công nghệ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung chuyển giao công nghệ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hay không?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có quyền yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Lừa dối trong việc lập hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong chuyển giao công nghệ?
Pháp luật
Có những công nghệ nào được xem là công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Thẩm định giá công nghệ có phải là loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
Trong quá trình đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ bên giao công nghệ có bắt buộc phải giữ bí mật thông tin về công nghệ không?
Pháp luật
Cá nhân nhận chuyển giao công nghệ thì cần phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác hay không?
Pháp luật
Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực tại thời điểm nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thu nhập từ chuyển giao công nghệ chịu Thuế TNCN bao nhiêu? Mẫu Tờ khai Thuế TNCN của cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển giao công nghệ?
Pháp luật
Dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao có được hưởng ưu đãi đầu tư không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển giao công nghệ
698 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển giao công nghệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào