Hoa tươi xuất khẩu theo đường hàng không có phải thực hiện kiểm dịch thực vật xuất khẩu hay không? Thủ tục thực hiện thế nào?
Hoa tươi xuất khẩu theo đường hàng không có phải thực hiện kiểm dịch thực vật xuất khẩu hay không?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
"Điều 31. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu
1. Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu.
3. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Trường hợp đã kiểm dịch tại cơ sở sản xuất hoặc nơi xuất phát hoặc nơi bảo quản ở sâu trong nội địa thì chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi đến cửa khẩu cuối cùng để xuất khẩu."
Như vậy nếu thuộc danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì khi xuất khẩu phải thực hiện kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Theo đó danh mục thực vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT như sau:
"Điều 1. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
...
2. Sản phẩm của cây
a) Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
b) Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;
c) Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);
d) Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;
đ) Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;
e) Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;
g) Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật."
Như vậy đối với sản phẩm anh nêu thì thuộc diện phải kiểm dịch trước khi nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
Hoa tươi xuất khẩu theo đường hàng không có phải thực hiện kiểm dịch thực vật xuất khẩu hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch đối với hoa tươi xuất khẩu như thế nào?
Về hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực hiện theo Điều 9 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT (Đươc sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT) cụ thể gồm có:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bản điện tử hoặc Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).
Trình tự thủ tục kiểm dịch đối với hoa tươi xuất khẩu thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT thì thủ tục kiểm dịch thực hiện như sau:
" Điều 10. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu
1. Đăng ký kiểm dịch thực vật
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
3. Kiểm tra vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.
4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết."
Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu của phía Nhật Bản thì có thể anh còn phải làm các thủ tục khác (liên quan đến vấn đề kiểm dịch, đảm bảo an toàn với thực vật theo quy định của Nhật Bản). Về việc này thì anh vui lòng liên hệ trực tiếp với bên mua hàng để đề nghị họ cung cấp thông tin (nếu bên họ cần thêm các giấy tờ khác).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?