Hòa giải viên tại Tòa án được trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án khi đáp ứng điều kiện gì?
Hòa giải viên tại Tòa án được trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án khi đáp ứng điều kiện gì?
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương ngành Tòa án được quy định tại Điều 5 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” ban hành kèm theo Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2018 như sau:
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đã và đang công tác trong Tòa án nhân dân hoặc làm công tác Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân, gồm:
a) Cá nhân công tác tại các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Học viện Tòa án; các Tòa án quân sự; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện);
b) Cá nhân làm công tác Hội thẩm nhân dân tại các Tòa án nhân dân và Hội thẩm quân nhân tại các Tòa án quân sự.
2. Đối tượng khác:
a) Cá nhân công tác ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành, tỉnh, huyện, đoàn thể, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài.
Dẫn chiếu đến Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC và Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về khen thưởng đối với Hòa giải viên và tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” như sau:
Điều 15. Khen thưởng đối với Hòa giải viên
Hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được xem xét, khen thưởng bằng các hình thức sau:
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”;
2. Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
3. Giấy khen của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh.
Điều 16. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”
Hòa giải viên có thời gian làm nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ đủ 06 năm trở lên được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”.
Theo đó, Hòa giải viên có thời gian làm nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ đủ 06 năm trở lên được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”.
Hòa giải viên tại Tòa án được trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án khi đáp ứng điều kiện gì? (hình từ internet)
Thời điểm nào thực hiện xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án?
Thời điểm nào thực hiện xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án cho Hòa giải viên được quy định tại Điều 11 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” ban hành kèm theo Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2018 như sau:
Thời gian thực hiện xét tặng Kỷ niệm chương
1. Tháng 6 hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Giám đốc Học viện Tòa án, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh triển khai việc lập hồ sơ các trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) trước ngày 31 tháng 7 hàng năm để tổng hợp, đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân xét, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
3. Cá nhân khác được xét tặng Kỷ niệm chương theo Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không áp dụng Điều này.
Như vậy, tháng 6 hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Giám đốc Học viện Tòa án, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh triển khai việc lập hồ sơ các trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.
Hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án cho Hòa giải viên được quy định thế nào?
Hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án cho Hòa giải viên được quy định tại Điều 10 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” ban hành kèm theo Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2018 như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
1. Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của đơn vị (Mẫu số 1).
2. Danh sách trích ngang các trường hợp được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (Mẫu số 2) cùng file điện tử gửi về địa chỉ: mail.toaan.gov.vn
3. Bản kê khai tóm tắt thành tích và quá trình công tác của cá nhân có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị đề nghị xét tặng. Đối với cá nhân đã nghỉ hưu, thì do đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu xác nhận (Mẫu số 3, 4).
(Trong trường hợp có lý do chính đáng, cá nhân người được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương không lập được Bản kê khai tóm tắt thành tích và quá trình công tác, đơn vị đề nghị xét tặng có trách nhiệm kê khai thay).
4. Đối tượng khác không phải làm bản kê khai tóm tắt quá trình công tác và thành tích cá nhân, nhưng đơn vị đề nghị xét tặng phải làm bản tóm tắt công lao, thành tích của cá nhân được đề nghị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân.
5. Đối với cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài thì phải có văn bản nhận xét và đề nghị của đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân.
6. Bản sao các Quyết định khen thưởng liên quan đến việc xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 8 của Quy chế này.
Chiếu theo quy định này thì hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án cho Hòa giải viên gồm các giấy tờ kể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?