Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình dựa trên những nguyên tắc nào?
- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình dựa trên những nguyên tắc nào?
- Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành được quy định ra sao?
- Trường hợp nào tổ chức hòa giải ở cơ sở không được thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình?
Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định như sau:
Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chủ động, kịp thời, kiên trì;
b) Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình;
c) Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
d) Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải;
đ) Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Theo đó, hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Chủ động, kịp thời, kiên trì;
- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình;
- Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
- Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải;
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Trước đây, theo Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định như sau:
Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình
1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.
2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.
4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.
5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.
6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:
a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;
b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.
Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành được quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định như sau:
Chủ thể tiến hành hòa giải
...
3. Tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho hòa giải viên của Tổ hòa giải ở cơ sở.
Căn cứ trên quy định Tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho hòa giải viên của Tổ hòa giải ở cơ sở.
Trước đây, theo Điều 15 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định như sau:
Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành
1. Tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
Trường hợp nào tổ chức hòa giải ở cơ sở không được thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi hòa giải ở cơ sở
....
2. Không hòa giải các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này;
đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:
Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, tổ chức hòa giải ở cơ sở không được thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP;
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?