Hóa chất có hạn sử dụng trong hoạt động hóa chất hay không? Việc ghi nhãn hóa chất trong hoạt động hóa chất như thế nào?

Cho hỏi hóa chất có hạn sử dụng trong hoạt động hóa chất hay không? Bên cạnh đó, cho tôi hỏi rằng việc ghi nhãn hóa chất trong hoạt động hóa chất như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Long Phước đến từ Vĩnh Long.

Hóa chất có hạn sử dụng trong hoạt động hóa chất hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 32/2017/TT-BTC như sau:

Hạn sử dụng của hóa chất là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hóa chất hoặc một lô hóa chất mà sau thời gian này hóa chất không còn giữ được đầy đủ các đặc tính, chất lượng vốn có của nó. Hạn sử dụng của hóa chất được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn sử dụng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn sử dụng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.

Như vậy, theo quy định trên có thể thấy rằng hóa chất sử dụng trong các hoạt động hóa chất đều có hạn sử dụng.

Hạn sử dụng của hóa chất là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hóa chất hoặc một lô hóa chất mà sau thời gian này hóa chất không còn giữ được đầy đủ các đặc tính, chất lượng vốn có của nó.

Hạn sử dụng của hóa chất được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn.

Hóa chất

Hóa chất (Hình từ Internet)

Việc ghi nhãn hóa chất trong hoạt động hóa chất như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 32/2017/TT-BTC như sau:

Phân loại và ghi nhãn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại và ghi nhãn hóa chất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất và thông tin thể hiện trên nhãn hóa chất.
2. Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS từ Phiên bản 2 năm 2007 trở đi. Hướng dẫn chung và tiêu chí phân loại hóa chất theo GHS được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
3. Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này. Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau:
a) Tên hóa chất;
b) Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);
c) Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);
d) Biện pháp phòng ngừa (nếu có);
đ) Định lượng;
e) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
g) Ngày sản xuất;
h) Hạn sử dụng (nếu có);
i) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất;
k) Xuất xứ hóa chất;
l) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
4. Vị trí nhãn hóa chất thực hiện theo Điều 4; nhãn phụ hóa chất thực hiện theo khoản 3 Điều 7 và khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Trường hợp do kích thước của nhãn hóa chất không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung được quy định tại các điểm a, i và k khoản 3 Điều này trên nhãn hóa chất, những nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm theo hóa chất và trên nhãn hóa chất phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
5. Hình đồ cảnh báo trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.

Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

Vị trí nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Theo đó, có thể thấy rằng việc ghi nhãn hóa chất trong hoạt động hóa chất thực hiện theo quy định trên.

Danh mục hóa chất cấm trong hoạt động hóa chất do cơ quan nào quy định?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Hóa chất 2007 như sau:

Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
1. Hóa chất cấm là hóa chất đặc biệt nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do Chính phủ quy định.
2. Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
4. Tổ chức, cá nhân được phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải quản lý nghiêm ngặt số lượng; bảo đảm không để xảy ra thất thoát, sự cố; báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
5. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành lập Danh mục hóa chất cấm trình Chính phủ ban hành.
Vận chuyển hóa chất nguy hiểm
1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không, hàng hải và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân và cơ quan có liên quan nơi gần nhất.

Theo đó, hóa chất cấm là hóa chất đặc biệt nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, việc vận chuyển hóa chất cấm, hóa chất nguy hiểm cũng phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật.

Như vậy, danh mục hóa chất cấm trong hoạt động hóa chất do Chính phủ quy định.

Hóa chất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hóa chất có hạn sử dụng không?
Pháp luật
Hướng dẫn khai báo mã CAS trên hệ thống khai báo nhập khẩu? Danh mục hóa chất phải khai báo bao gồm những chất nào?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất hoặc hóa chất nguy hiểm để sản xuất, kinh doanh thì có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Sự cố hóa chất được phòng ngừa như thế nào? Hóa chất nguy hiểm nào phải lên danh mục phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Pháp luật
Thế nào là hoá chất mới? Hoá chất mới được đưa vào sử dụng và lưu thông trên thị trường khi nào?
Pháp luật
Thế nào là tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp? Điều kiện hoạt động là gì?
Pháp luật
Trong quá trình xếp dỡ hóa chất dễ cháy nổ thì xe vận chuyển có bắt buộc phải tắt máy hoàn toàn?
Pháp luật
Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được pháp luật quy định ra sao?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất thì bị xử phạt với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Trong hoạt động sản xuất hóa chất yêu cầu về quạt thông gió cho kho chứa hóa chất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Các hóa chất thuộc danh mục hóa chất cấm được pháp luật quy định như thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hóa chất
8,583 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hóa chất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hóa chất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào