Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy tránh bạo lực học đường ở Việt Nam thế nào? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường ra sao?

Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy tránh bạo lực học đường ở Việt Nam thế nào? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường ra sao? Thắc mắc P.K (Bình Thuận).

Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy tránh bạo lực học đường ở Việt Nam thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, quy định yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy tránh bạo lực học đường như sau:

Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy
1. Đối với cơ sở giáo dục:
a) Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái với văn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử;
b) Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại;
c) Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học; được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học.
2. Đối với lớp độc lập: Tối thiểu phải đạt yêu cầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Theo đó, để tránh bạo lực học đường ở Việt Nam thì tài liệu, học liệu giảng dạy cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

(1) Đối với cơ sở giáo dục:

- Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái với văn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử;

- Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại;

- Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học;

(2) Đối với lớp độc lập: tối thiểu phải đạt yêu cầu như sau:

Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái với văn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử;

Ngoài ra, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em của cơ sở giáo dục, lớp độc lập cũng phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học; được sắp xếp và sử dụng an toàn, hợp lý, dễ tiếp cận.

Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy tránh bạo lực học đường ở Việt Nam thế nào? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường ra sao?

Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy tránh bạo lực học đường ở Việt Nam thế nào? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường ra sao? (Hình từ internet)

Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường ra sao?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bao gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong việc phòng chống bạo lực học đường?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.

- Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.

- Hướng dẫn công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trường học.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Bạo lực học đường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bạo lực học đường là gì? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Học sinh có hành vi bạo lực học đường bị đuổi học bao lâu? 05 Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường?
Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo bạo lực học đường? Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo bạo lực học đường? Cách xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
Pháp luật
Thực trạng bạo lực học đường hiện nay? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường theo Nghị định 80/2017/NĐ-CP ra sao?
Pháp luật
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì? Học sinh đánh nhau, gây thương tích cho người khác có bị đuổi học không?
Pháp luật
Cách viết bản kiểm điểm đánh nhau đơn giản cho học sinh? Học sinh đánh nhau bị xử lý kỷ luật thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cần có cách xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bài mẫu dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 hay, ngắn gọn như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tranh vẽ phòng ngừa bạo lực học đường đẹp tham dự cuộc thi về phòng ngừa bạo lực học đường phải đáp ứng hình thức gì?
Pháp luật
Bài mẫu dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 ngắn gọn như thế nào?
Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực học đường
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,209 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực học đường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực học đường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào