Yêu cầu trình Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất trong nước trước 20/5/2023?
Chính phủ đặt ra 04 nhiệm vụ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công?
Vấn này được nêu tại Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2023 về phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2023.
Theo đó, Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo số 3329/BC-BKHĐT ngày 03 tháng 5 năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2023, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án đạt 88,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; ước giải ngân kế hoạch vốn đạt 15,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2022 (18,48%), tuy nhiên về số tuyệt đối tăng gần 15.000 tỷ đồng (tăng khoảng 16%) so với cùng kỳ.
Ngoài ra, thực hiện Quyết định 235/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, 05 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đã tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân tháng 3 năm 2023 dưới mức trung bình cả nước và kiểm tra thực tế, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.
Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, Chính phủ yêu cầu:
(1) Các bộ, cơ quan, địa phương chủ động, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công quy định tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2023, Công điện 123/CĐ-TTg năm 2023 và Công điện 238/CĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và các ý kiến chỉ đạo của các đồng chí Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ trong đợt kiểm tra, đôn đốc giải ngân tháng 4 năm 2023. Tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2023 trên 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
(2) Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của 05 Tổ công tác theo Quyết định 235/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các thành viên Tổ công tác nắm kỹ những khó khăn, vướng mắc của từng dự án để kịp thời hướng dẫn hoặc báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác tháo gỡ.
(3) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; kịp thời động viên, khuyến khích và bảo vệ các tập thể, cán bộ, công chức năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
(4) Đồng ý đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc không báo cáo cấp có thẩm quyền cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách trung ương của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tương ứng với số vốn không giải ngân hết kế hoạch năm 2022, không được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân và bị hủy dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương được phép bố trí lại vốn ngân sách trung ương năm 2023 và các năm tiếp theo tương ứng với số vốn không giải ngân hết năm 2022, bị hủy dự toán cho các nhiệm vụ, dự án bảo đảm bố trí đủ vốn, hoàn thành đúng tiến độ, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu nội dung này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ.
Yêu cầu trình Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất trong nước trước 20/5/2023?
Trình Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất trong nước trước 20/5/2023?
Tại Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2023 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2023 có giao Bộ Tài chính hoàn thiện, trình Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất trong nước trước 20/5/2023.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
- Quản lý chặt chẽ các nguồn thu của ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên.
Khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Xử lý dứt điểm những vướng mắc, bất cập trong việc chậm trễ thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
- Tập trung xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, trình Chính phủ trước ngày 20/5/2023.
Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét việc ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023, Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2023.
Tiếp tục nghiên cứu, khẩn trương rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định pháp luật về thuế, ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
- Kịp thời có giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, bền vững; sớm hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2023, đề xuất kịp thời các giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại, hạn chế hiện nay.
- Khẩn trương hướng dẫn xác định nguồn kinh phí để giải quyết các tồn tại về tài chính đối với các công ty nông, nông lâm nghiệp thực hiện giải thể nhưng mất khả năng thanh toán trong quá trình sắp xếp, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và Kết luận 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị.
- Khẩn trương trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực của các doanh nghiệp nhà nước.
Xử lý nghiêm các cán bộ công chức đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong công việc?
Tại Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện các nhiệm vụ:
- Quán triệt đến từng đơn vị, cán bộ, công chức việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 280/CĐ-TTg năm 2023;
- Kiên quyết khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.
- Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân né tránh, đùn đẩy công việc, thoái thác nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định các vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền; thực hiện việc luân chuyển, xử lý cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cấp các giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú cho người dân như Sơ yếu lý lịch, Giấy chứng nhận, Giấy giới thiệu...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?