Yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm trong vụ án ly hôn có được tách thành vụ án riêng xử theo thủ tục rút gọn hay không?
- Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm phải thỏa mãn điều kiện gì để được xem xét thủ tục rút gọn?
- Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là gì?
- Yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền xử lý tài sản bảo đảm trong vụ án ly hôn có được tách thành vụ án riêng xử theo thủ tục rút gọn hay không?
Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm phải thỏa mãn điều kiện gì để được xem xét thủ tục rút gọn?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
- Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm trong vụ án ly hôn có được tách thành vụ án riêng xử theo thủ tục rút gọn hay không? (Hình tư Internet)
Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP có quy định:
Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14
...
2. Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Theo đó, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được hiểu là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B vay 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng). Để bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (bên bảo đảm) đã thế chấp ngôi nhà X thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên nhận bảo đảm).
Khoản vay này được xác định là khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại cổ phần A yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn B giao ngôi nhà X (tài sản bảo đảm) để xử lý nhằm giải quyết nợ xấu nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn B không đồng ý vì cho rằng mình có quyền tự chuyển nhượng ngôi nhà X để giải quyết nợ xấu.
Tranh chấp này là tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
Yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền xử lý tài sản bảo đảm trong vụ án ly hôn có được tách thành vụ án riêng xử theo thủ tục rút gọn hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP có quy định:
Tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được giải quyết theo thủ tục rút gọn
...
2. Trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, nếu có đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 mà tài sản bảo đảm đó là tài sản của vợ chồng thì Tòa án có thể tách yêu cầu của đương sự đó để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.
Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố HP đã thụ lý vụ án ly hôn giữa ông A và bà B. Ngân hàng thương mại cổ phần X được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Ngân hàng thương mại cổ phần X có đơn đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ngôi nhà trên đất nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng ông A, bà B. Đồng thời, Ngân hàng thương mại cổ phần X đề nghị Tòa án tách phần yêu cầu này giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục rút gọn. Trường hợp này, nếu Ngân hàng thương mại cổ phần X cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm giữa Ngân hàng thương mại cổ phần X và ông A, bà B đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 và hướng dẫn của Nghị quyết này thì Tòa án tách yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần X để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.
Theo đó, nếu trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm mà có đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng (phải thỏa mãn điều kiện tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 42/2017/QH14) và tài sản bảo đảm đó là tài sản của vợ chồng:
Tòa án có thể tách yêu cầu của đương sự đó để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?